Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH Đà Bắc, anh Khương Đức Thụ xóm Sèo, xã Cao Sơn đầu tư chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH Đà Bắc, anh Khương Đức Thụ xóm Sèo, xã Cao Sơn đầu tư chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Cùng với cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc, chúng tôi đến xã Cao Sơn. Điểm dừng chân đầu tiên là hộ anh Khương Đức Thụ, xóm Sèo với mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Cuối năm 2011, anh Thụ được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của NHCSXH Đà Bắc đầu tư chăn nuôi lợn rừng, gà và chế biến thức ăn gia súc. Anh Thụ tâm sự: Địa hình Cao Sơn chủ yếu là đồi núi nên cây ngô là chủ lực nhưng nếu chỉ trông vào cây ngô quanh năm cũng chỉ đủ ăn, nói gì đến khá giả. Từ năm 2006, anh bàn với gia đình tận dụng đất vườn rộng đầu tư chăn nuôi gà với quy mô lớn, đầu tư 40 triệu đồng mua lưới làm chuồng trại nuôi gà thịt, gà giống, riêng gà thịt 1 năm xuất 2 lứa khoảng 2.000 con và khoảng 800 con gà giống. Ngoài ra, đầu tư xây dựng nhà xưởng mua máy xay xát trị giá 60 triệu đồng, trực tiếp thu mua ngô hạt của bà con về nghiền cám bán Hiện, trong chuồng nhà anh đang nuôi 700 con gà con, 50 con lợn rừng. Năm 2011, thu nhập từ lợn rừng của gia đình đạt 200 triệu đồng, từ chăn nuôi gà gần 300 triệu đồng và gần 100 triệu đồng từ kinh doanh cám ngô, trừ chi phí, lợi nhuận 250 triệu đồng.

 

Chị Trịnh Thị Phượng, tổ trưởng tổ TK &VV xóm Sèo cho biết: Tổ có 51 thành viên, dư nợ đạt trên 1 tỉ đồng, tập trung vào 5 chương trình tín dụng là hộ nghèo, HSSV, NS&VSMT, SXKD và làm nhà ở. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

 

Anh Nguyễn Văn Thiệu, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: Để đồng vốn đến tay hộ nghèo đạt hiệu quả cao, cán bộ Ngân hàng CSXH huyện luôn năng động từ cách nghĩ đến cách làm, tìm mô hình cho vay hiệu quả theo từng địa bàn, nhu cầu vay vốn của người dân. Có vốn nhưng làm thế nào để đồng vốn sinh lời càng khó hơn, nhất là đối với hộ nghèo, hộ SX -KD tại vùng khó khăn, hộ chưa có việc làm ổn định... Vì vậy, công việc của NHCSXH không chỉ đơn thuần là giải ngân mà còn tìm cách hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Định kỳ, NHCSXH huyện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác kiểm tra tình hình cho vay; thu lãi, thu tiết kiệm với tổ vay vốn và tổ chức họp bàn đánh giá kết quả hoạt động nhằm kịp thời uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện. Đến nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 20 điểm giao dịch của NHCSXH với 210 tổ TK &VV ở khắp các thôn, đây là đầu mối chuyển vốn ưu đãi đến hộ nghèo, vùng nghèo tốt nhất, tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn ngay tại địa bàn KDC.

 

Đến hết tháng 4/2012, doanh số cho vay của NHCSXH Đà Bắc đạt trên 8 tỉ đồng tập trung cho vay 3 chương trình là hộ nghèo, HSSV và nhà ở, đưa tổng dư nợ toàn huyện lên trên 130 tỉ đồng với hơn 7.524 hộ có quan hệ vay vốn, thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt trên 52 tỉ đồng, dư nợ cho vay SXKD đạt trên 26 tỉ đồng, dư nợ cho vay hỗ trợ làm nhà ở đạt trên 13 tỉ đồng, dư nợ cho vay HSSV đạt trên 13 tỉ đồng...

 

Hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện là địa chỉ đáng tin cậy, từng bước làm thay đổi bộ mặt, đời sống người dân vùng nông thôn, vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo đạt 98%, giúp nhiều nông hộ có vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Năm 2011, từ nguồn vốn NHCSXH đã góp phần giúp cho 676 hộ thoát khỏi đói nghèo. NHCSXH huyện Đà Bắc đang nỗ lực tăng cường dư nợ cho vay để người nghèo có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, phục vụ sản xuất, xoá đói - giảm nghèo, góp phần phát triển KT -XH địa phương.

 

 

                                                              Hải Linh

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục