HTX  dệt may Vọng Ngàn giải quyết việc làm  cho hơn 100 lao động trên địa bàn.

HTX dệt may Vọng Ngàn giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động trên địa bàn.

(HBĐT) - HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức là một trong những địa chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn huyện Tân Lạc. Chị Bùi Thị Mai, xã viên HTX phấn khởi chia sẻ: HTX ra đời tháng 6/2008 do ông Đinh Công Sằn làm chủ nhiệm. Mới đầu, đầu ra cho sản phẩm của HTX còn gặp không ít khó khăn. Sau này, HTX tích cực mang sản phẩm tham gia nhiều hội chợ để trưng bày, quảng bá, giới thiệu như ở TPHB, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

 

Nhờ vậy, sản phẩm của HTX Vọng  Ngàn dần có mặt ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, HTX có hơn 100 khung dệt, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nữ. Việc cài hoa văn chủ yếu được làm ở xã Đông Lai, sau đó giao về các hộ dân dệt. Theo chị Mai, những người chuyên tâm, làm giỏi, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/ người/tháng. Chị em phụ nữ nông thôn, ngoài công việc đồng áng, chăm sóc gia đình, tận dụng mọi thời gian nhàn  rỗi dệt thổ cẩm để tăng thu nhập. 

 

Đồng chí Bùi Văn Quý,  Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Để giải quyết việc làm cho người lao động, từ đầu năm đến nay, huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong huyện và DN có đủ điều kiện tuyên truyền, vận động và tuyển lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện, ngoài HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn còn có chi nhánh Công ty may Việt Hàn tại xã Đông Lai giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500 lao động nữ. Đặc biệt, huyện đã phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức thành công phiên giao dịch việc làm tại xã Lỗ Sơn với 46 DN tham gia tuyển dụng, thu hút 900 lao động trên địa bàn. Trong 9 tháng, khắc phục thực trạng khó khăn trong xuất khẩu lao động, các DN đảm bảo uy tín đã tư vấn, tuyển chọn 12 lao động xuất cảnh làm việc có thời hạn tại các thị trường Malaisia, Đài Loan. Ngân hàng CSXH đã giải ngân 990 triệu đồng cho 34 dự án. Nhờ các dự án này, các hộ gia đình, cơ sở SX-KD có điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua đó đã giải quyết việc làm cho 52 lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó, để gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, huyện đã mở được 14 lớp dạy nghề với các ngành nghề được bà con ứng dụng vào phát triển SXNN, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn như: nuôi gà thả vườn, trồng nấm, trồng cây có múi, sửa chữa máy nông nghiệp...

 

Nhờ những nỗ lực trên, tính đến hết tháng 9, theo thống kê của các xã, thị trấn, toàn huyện đã có 1.220 lao động  được giải quyết việc làm tại các DN trong và ngoài tỉnh, đạt 87,14% kế hoạch năm.

 

 

 

                                                                       Hương Lan

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục