Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Học viên thực hành sửa chữa động cơ ôtô.

Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Học viên thực hành sửa chữa động cơ ôtô.

(HBĐT) - Trong tình hình hiện nay, tại một số doanh nghiệp trên địa bàn đang có tình trạng thiếu hụt trong tuyển dụng lao động. Ngay cả một số doanh nghiệp mặc dù đã đầu tư dây chuyền, trang thiết bị máy móc hiện đại tại địa bàn các huyện nhưng vẫn khó tuyển dụng lao động có tay nghề.

 

Thực tế hiện nay, trên địa bàn, các KCN, huyện, thành phố, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tình hình lao động ổn định. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp hiện vẫn đang khó khăn trong tuyển dụng lao động có tay nghề. Mặc dù theo đánh giá chỉ là thiếu hụt cục bộ và nhất thời tại một vài doanh nghiệp nhưng phần nào gây khó khăn trong hoạt động SX -KD cho những doanh nghiệp này.  

Theo đồng chí Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương, trong thời gian vừa qua, do việc thu hút đầu tư mạnh mẽ của tỉnh, các doanh nghiệp đã đầu tư vào các KCN, địa bàn các huyện, thành phố. Do đó, nhu cầu về sử dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề tăng đột biến.   

Ví dụ cụ thể, tại Công ty May Đức Giang (Lạc Thủy), mặc dù cơ sở vật chất, nhiều dây chuyền may đã được đầu tư quy mô tuyển dụng khoảng 2.000 lao động. Nhưng tính tới đầu tháng 10, Công ty mới tuyển được gần 500 lao động. Tương tự, tình trạng thiếu lao động cục bộ còn xảy ra tại Công ty may GGS - KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Để đảm bảo cho hoạt động, Công ty may GGS hiện cần khoảng trên 1.000 lao động. Trong những tháng đầu năm, việc tuyển dụng lao động khá dễ dàng đối với Công ty. Tuy nhiên, một vài tháng gần đây, Công ty may GGS đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. 

Nguyên nhân của việc thiếu lao động tại một vài doanh nghiệp là do công nhân chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới đầu tư, đi vào hoạt động. Một vài doanh nghiệp tuyển công nhân mới thậm chí không cần tay nghề, có mức lương cao hơn. Do đó, tất yếu có sự chuyển dịch nhất thời về lao động dẫn tới thiếu hụt một cách cục bộ.  

Theo lãnh đạo Sở LĐ -TB&XH, trong năm 2015, nhu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh cần khoảng khoảng 20.000 lao động mới. Tính đến tháng 10, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động. Tuy nhiên, hiện nay, việc tuyển dụng tại các doanh nghiệp mới đạt trên 3.000 lao động. Trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp mới đầu tư vào hoạt động sẽ rất khó khăn trong tuyển dụng lao động.  

Theo Sở LĐ -TB&XH, nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt công nhân tại một vài doanh nghiệp trong thời gian vừa qua chủ yếu do thông tin, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chưa đến với nhiều người dân. Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng của Sở LĐ -TB&XH sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm trên toàn địa bàn. Với mục tiêu tăng cường đào tạo tay nghề cho người lao động, đem nhà tuyển dụng với những ứng viên tới gần nhau hơn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm tuyên truyền sâu rộng về nhu cầu của doanh nghiệp tới người dân.

 

                                                                               Hồng Trung

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục