Gia đình anh Bùi Văn Điệp, xóm ổ Gà II, xã Đông Lai (Tân Lạc) 

áp dụng thành công mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học.

Gia đình anh Bùi Văn Điệp, xóm ổ Gà II, xã Đông Lai (Tân Lạc) áp dụng thành công mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học.

(HBĐT) - Xử lý chất thải chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi lợn, gà luôn là vấn đề khiến nhiều hộ dân trăn trở. Bằng nỗ lực vượt khó, tinh thần học hỏi, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tự tìm hiểu và mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học. Tuy mới được áp dụng nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả, vừa giảm giá thành chi phí chăn nuôi, vừa giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường.

 

Gia đình anh Bùi Văn Điệp ở xóm ổ Gà II, xã Đông Lai có hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi lợn. Trung bình mỗi năm, anh xuất 2 lứa, mỗi lứa từ 2  3 tấn lợn thịt. Với số lượng lợn lớn, chất thải nhiều, phát tán mùi hôi, gia đình anh đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm mỗi trường. Đứng trước thực tế đó, anh đã tìm hiểu, tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, về tận tỉnh Nam Định học hỏi kỹ thuật nuôi lợn bằng đệm lót sinh học và triển khai xây dựng 2 gian chuồng, rộng 16 m2 /gian. Anh Điệp cho biết:  Gọi là “đệm” nhưng thực chất là sử dụng nguyên liệu men sinh học Balasa N01, bột ngô, nước, trấu, mùn cưa trộn vào và rải xuống làm nền chuồng. ưu điểm nổi bật của sử dụng đệm lót là phân và nước tiểu của lợn sẽ được thấm vào đệm tạo sự lên men, có khả năng phân hủy mạnh chất hữu cơ, ức chế các vi sinh vật có hại, vì vậy không cần tắm cho lợn, không mất nhiều thời gian dọn vệ sinh chuồng trại, tiết kiệm chi phí chăn nuôi, cho lãi suất cao. Đệm sinh học sau 1 năm sử dụng khí thải ra làm phân bón vườn rất tốt.

 

Đàn lợn nuôi bằng đệm lót có thể khơi dậy bản năng sống hoang dã, thỏa sức đào bới, tăng khả năng sinh trưởng, kháng bệnh. Để đệm được bền cần tránh nước, thường xuyên kiểm tra nền bổ sung kịp thời chế phẩm lót khi đệm bị lún. ở lứa lợn đầu tiên, anh Điệp nuôi thử nghiệm 14 con, trọng lượng gần 10 kg /con, chỉ sau 3 tháng đã xuất bán được trên 1 tấn lợn hơi, thu lãi 14 triệu đồng.

 

Nhận thấy hiệu quả từ việc nuôi bằng đệm lót sinh học, nhiều hộ dân ở Đông Lai đã tiếp cận và áp dụng công nghệ này vào chăn nuôi. Đồng chí Bùi Văn Don, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Sau khi thấy gia đình anh Điệp và một số hộ áp dụng cách làm này, các hội viên nông dân đã đến tìm hiểu và thấy khá hiệu quả. Chi phí để làm đệm lót không lớn trong khi lại giải quyết được bài toán môi trường. Tuy nhiên, thực tế mô hình này do tự người nông dân mày mò tìm hiểu và áp dụng. Để có thể áp dụng được, chúng tôi phải đi tận Nam Định vừa học hỏi kỹ thuật, vừa mua men của họ. Chính vì vậy, rất mong các ngành hữu quan nghiên cứu và phổ biến rộng rãi mô hình này để người dân có thể áp dụng trong chăn nuôi.

 

Trên địa bàn xã Đồng Lai nói riêng, huyện Tân Lạc nói chung,  nuôi lợn vẫn đang là hướng đi chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Theo thống kê, huyện Tân Lạc hiện có khoảng 45.600 con lợn. Điều đáng nói,  phần lớn các hộ vẫn chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ,  không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi lợn bằng tấm lót sinh học là hướng khắc phục khá hiệu quả, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường nông thôn.

 

 

                                                                                    Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục