Việc chọn giống không đạt chuẩn ảnh hưởng trực tiếp  đến phẩm cấp mía tím. ảnh: Nông dân xóm Tớn, xã Phú Vinh (Tân Lạc) xuống giống mía vụ xuân - hè.

Việc chọn giống không đạt chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm cấp mía tím. ảnh: Nông dân xóm Tớn, xã Phú Vinh (Tân Lạc) xuống giống mía vụ xuân - hè.

(HBĐT) - Đó là yêu cầu đặt ra cấp thiết để cây mía tím Hòa Bình có thị trường thực sự ổn định và bền vững ở những niên vụ tới. Có một thực tế đáng quan ngại hiện nay là mía đang giảm sút về chất lượng, mẫu mã. Ngoài các yếu tố liên quan về điều kiện thổ nhưỡng, mức độ chăm sóc, đầu tư, tình trạng giống mía thoái hóa là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến phẩm cấp cây mía.

 

Các niên vụ gần đây, sau mỗi kỳ thu hoạch, bà con nông dân trồng mía tím, mía trắng rải vụ, thời điểm từ tháng 2 kéo dài đến tháng 5 - 6 hàng năm. Cũng như nhiều hộ khác trên địa bàn huyện Tân Lạc, bà Hà Thị Nhạu ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa có kinh nghiệm trồng mía tím đã nhiều năm. Ngoài phương thức lấy ngọn, gia đình bà để lại một khoảnh mía nhất định để làm giống cho vụ trồng mới. Sau nhiều năm như vậy, qua theo dõi, bà thấy cây mía không đều, mía có cây nhỏ, cây to, hiện tượng lùn đốt, loang đốm (mèo cào) khá phổ biến tại vườn. Điều này khiến bà và các hộ trồng mía trong vùng khỏi lo lắng. Tương tự tại các xã vùng mía hàng hóa của huyện Cao Phong gồm Dũng Phong, Bắc Phong, Nam Phong, Tây Phong, mẫu mã, chất lượng cây mía cũng có sự giảm sút mặc dù theo như đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng NN& PTNT huyện, người trồng mía trên địa bàn có trình độ kỹ thuật canh tác cao, có sự đầu tư chăm sóc tốt cho cây mía.

Cũng do bà con nông dân tự nhân giống mía, nhiều năm trồng đi, trồng lại nên ảnh hưởng đến chất lượng giống, hiện tượng thoái hóa giống xảy ra ở nhiều vùng. Thêm vào đó, nhiều nơi, người trồng mía chưa quan tâm đến chất lượng giống, các cây mía cỏ, mía không bán được thì để lại làm giống cho vụ kế tiếp. Ngoài ra, bà con cũng chưa đầu tư, chăm bón, có nơi trồng xong bỏ đấy nên cây mía còi cọc, sâu bệnh phát triển. Chất lượng mía giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, đặc biệt là đầu ra sản phẩm. Tình hình tiêu thụ mía tím khó khăn ở các niên vụ 2014 - 2015 là những minh chứng cụ thể.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xác nhận: Một số vùng mía của tỉnh đang bị giảm phẩm cấp mà nguyên nhân chủ yếu do giống không đạt chuẩn, nói cách khác là giống mía dần bị thoái hóa. Trước thực trạng này, cách đây hơn 4 năm, cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT đã nghiên cứu, triển khai đề án bảo tồn, phục tráng giống mía tím Hòa Bình. Năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ đã ứng dụng thành công đề tài nhân nhanh giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô tại các huyện Tân Lạc, Cao Phong. Đến năm 2015, phương pháp này triển khai ở diện mô hình, được thực hiện tại xã Nam Phong (Cao Phong) và xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), quy mô từ vài nghìn m2 đến 1 ha/mô hình.

 

Để  mía tím Hòa Bình lấy lại phẩm cấp vốn có, không chỉ ngọt, dài lóng, thân mềm mà mẫu mã lại đẹp với sắc vỏ tím mượt bắt mắt, cần bắt đầu một cách đồng bộ từ khâu chọn giống đến cải tạo đất, đầu tư, chăm sóc. Đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo: Trong khi phương pháp nuôi cấy mô mía vẫn cần thêm thời gian để khẳng định trước khi đưa vào ứng dụng và tiếp cận, người trồng mía nên chuyển một phần diện tích mía sang trồng vụ thu để cung cấp giống đảm bảo cho trồng chính vụ. Mặt khác, chọn lựa những cây mía tốt, đáp ứng yêu cầu thay vì sử dụng giống mía tạp, dễ bị sâu bệnh. Hiện nay, ở một số địa phương, người dân đã luân canh trên đất mía nhằm cải tạo đất. Cụ thể, cứ 3 vụ trồng mía tím lại cho đất nghỉ 1 năm chuyển sang trồng các giống cây ngắn ngày khác như lúa, lạc, đậu tương. Bên cạnh đó, để nâng cao phẩm cấp của cây mía, bà con phải có sự đầu tư vốn, kỹ thuật, tăng cường phân hữu cơ và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Với đồng thời nhiều giải pháp sẽ giúp cây mía tím Hòa Bình khôi phục phẩm cấp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy thị trường tiêu thụ.

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục