Đó là câu hỏi nhiều người hâm mộ đặt ra khi xem đội tuyển bóng chuyền nữ VN thi đấu tại VTV Cup 2016 đang diễn ra ở Hà Nam.

 

Trận thua trước CLB Chonburi đã để lộ những điểm yếu cố hữu của tuyển nữ VN (phải) như bắt bước một, chuyền hai...

Tính đến đêm 11-10, tuyển VN đã thi đấu 4 trận, trong đó thắng 3, thua 1. Cả ba trận thắng đều diễn ra chóng vánh với tỉ số cách biệt 3-0 bằng đội hình 2. Nhưng khi gặp đối thủ mạnh là CLB Chonburi (Thái Lan), tuyển VN không thắng nổi một ván.

Mời đội mạnh nhưng họ không đến

Dù được tổ chức hằng năm và thu hút sự quan tâm của rất nhiều người hâm mộ nhưng VTV Cup lần thứ 13 năm 2016 lại không mời được các đội bóng có trình độ cao như kỳ vọng của giới chuyên môn và người hâm mộ. Cụ thể, trong số 5 đội khách mời chỉ có CLB Chonburi được đánh giá là đội bóng mạnh và có khả năng tranh chấp ngôi vô địch với chủ nhà VN. Các đội bóng còn lại là Indonesia, đội trẻ Trung Quốc, CLB Nagasaki (Nhật Bản), CLB Từ Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) đều là những đội bóng có trình độ quá yếu so với chủ nhà VN.

Trong buổi họp báo trước giải ngày 8-10, ông Nguyễn Thành Lâm, phó chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền VN, đã làm nhiều người ngỡ ngàng bởi thông tin có CLB dự giải chỉ là các học sinh. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lâm nói Liên đoàn Bóng chuyền VN và VTV cũng muốn mời những đội bóng ngang hàng, thậm chí có trình độ nhỉnh hơn VN dự giải để tạo sự hấp dẫn. Dù vậy, vì nhiều lý do ban tổ chức giải không mời được đội mạnh nên phải chuyển sang mời một số đội yếu.

Ông Lâm cho biết: “Dù đã nhận lời dự giải đến phút cuối, đội bóng rất mạnh là đội tuyển Triều Tiên lại không sang. Ban tổ chức cũng mời nhiều CLB mạnh của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan nhưng do đang bận thi đấu giải quốc gia và chuẩn bị dự giải các CLB thế giới nên họ cũng không nhận lời. Ngay như đội Nagasaki (Nhật Bản), ban đầu chúng tôi mời đội lớn là các sinh viên nhưng cuối cùng họ không bố trí được nên chỉ cử đội tuyển là học sinh sang dự...”.

Đấu với đội mạnh mới “là chính mình”

Từ trước Giải bóng chuyền nữ châu Á (AVC Cup) diễn ra tại Vĩnh Phúc vào tháng 9 vừa qua, tuyển VN đã phải đối đầu với những khó khăn rất lớn về lực lượng. Do không có VĐV để tập luyện, HLV Thái Thanh Tùng đã xin triệu tập bổ sung ba VĐV trẻ Nguyễn Thu Hoài, Lưu Thị Huệ, Dương Thị Hên lên tuyển.

Tại VTV Cup, tuyển VN tiếp tục vắng mặt bốn trụ cột là Ngọc Hoa, Bùi Thị Ngà, Âu Hồng Nhung, Nguyễn Thị Minh. Ngoài cựu binh Kim Huệ, chủ công Ngọc Diễm, chuyền hai Linh Chi, đội tuyển có đến 6 tân binh độ tuổi 18-20. Thiếu kinh nghiệm thi đấu quốc tế, cơ hội được đối đầu với những đối thủ mạnh càng ít khiến việc các VĐV hi vọng được “du học” trên sân nhà tại VTV Cup là rất chính đáng.

Tuy nhiên, các VĐV trẻ này dường như không học hỏi được là bao bởi hai đối thủ đầu tiên mà tuyển VN đối mặt là CLB Từ Châu và CLB Nagasaki quá yếu. Cụ thể, CLB Nagasaki chỉ gồm những học sinh phổ thông, các VĐV có chiều cao chỉ hơn 1,6m, tuổi từ 16-18 và rất non kinh nghiệm. CLB Từ Châu cũng có lực lượng tương tự. Vì thế, dù thi đấu với đội hình 2 của tuyển VN nhưng các đối thủ cũng nhanh chóng để thua với cách biệt quá lớn.

Trình độ giữa các đội bóng có sự chênh lệch lớn khiến chất lượng chuyên môn của giải không cao. Tuyển VN chỉ “là chính mình” khi đối đầu và để thua Chonburi với tỉ số 0-3 trong lượt trận thứ 4 tối 11-10. Trận này, tuyển VN bộc lộ những điểm yếu từ bắt bước một, chuyền hai, phát bóng... HLV Thái Thanh Tùng cho biết khi đối thủ quá yếu, việc ông phải đưa đội hình 2 ra sân là điều đương nhiên để các VĐV trẻ có cơ hội được thi đấu. Còn thi đấu với đội yếu có học hỏi được gì hay không thì rất khó nói.

Ông Nguyễn Bá Nghị, nguyên phó chủ tịch chuyên môn Liên đoàn Bóng chuyền VN và là giám sát tại VTV Cup 2016, cho rằng việc thi đấu với các đối thủ yếu thì khó có thể học được gì. “Việc mời ai và trình độ thế nào vốn là việc khó khăn với những nhà tổ chức. Thi đấu với những đội yếu thì ta khó mà học hỏi được gì. Nếu muốn học hỏi, nâng cao trình độ thì phải học từ những đội bóng ngang hàng và hơn hẳn chúng ta” - ông Nghị nói.

 

                                                                              Theo Tuoitre

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục