Grigor Dimitrov
Federer dính chấn thương trong khi đương đầu với một tay vợt mang
cái mác "Next Gen nửa mùa”, nhưng anh vẫn cố gắng thi đấu đến cùng và thất bại
trong sự luyến tiếc của người hâm mộ. Đây là một trận thua mà "lộ trình” của
nó đã được đoán định phần nào, khi Federer vẫn còn chịu ảnh hưởng của kết quả ở
trận chung kết Wimbledon, có lợi thế 2 championship-point nhưng vẫn bị Novak
Djokovic ngược dòng đánh bại, nên đã chơi không tốt ở phần lớn thời gian hiện
diện tại US Open 2019, đặc biệt là để thua ván đấu mở màn ở 2 vòng đầu tiên.
Có thể nói, trong khi Federer gặp rất nhiều vấn đề, từ tâm lý cho
đến thể lực, thì "Roger Federer mới” ngày nào lại bước vào trận đấu với quyết
tâm giành chiến thắng cực cao. Dimitrov đã hiểu rằng, anh ở thời điểm hiện tại,
tựa như đã không còn đường lùi, vì đã sa sút đến độ không ai còn có thể thông cảm,
và hồi cuối tháng 7, còn để thua một trận cực kỳ nhục nhã trước Kevin King (Mỹ)
- ở thời điểm đó, tay vợt này đang xếp hạng 405 thế giới. Sau ngôi vô địch ATP
Finals, tưởng như, Dimitrov rồi sẽ trưởng thành, thì trái lại, anh càng chơi
càng… lụn bại.
Do vậy, chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp của Dimitrov trước
Federer (trước đó, anh đã trải qua chuỗi… 7 trận thua liên tiếp trước huyền thoại
Thụy Sỹ), sẽ mở ra "con đường máu”, giúp Dimitrov thoát khỏi chuỗi ngày tháng cực
kỳ u ám, và biết đâu, nó sẽ thật sự khiến cho anh "thoát thoai hoán cốt”, trở
thành một tay vợt lớn được cả thế giới công nhận, như sự kỳ vọng từ thời "xưa xửa
xừa xưa”, chứ không phải chỉ một gã trai tai tiếng khi cặp bồ với cả Serena
Williams lẫn Maria Sharapova, rồi mặn nồng cùng nữ danh ca Nicole Scherzinger?
Dimitrov xúc động cho biết: "Tôi nghĩ, giai đoạn 6 hay 7 tháng vừa
qua thật sự rất khó khăn đối với tôi. Nhưng tôi vẫn có ai đó để nương tựa, bạn
bè, gia đình (lần hiếm họi, người ta thấy anh không có… bạn gái để nương vào,
nhưng biết đâu sẽ là chuyện hay?). Tôi tiếp tục tin tưởng lại vào công việc,
quá trình phục hồi cái vai bị đau, những bài tập, quá trình tập luyện, và cũng
sửa chữa lại cây vợt đôi chút. Có quá nhiều thứ mà tôi phải điều chỉnh trong một
khoảng thời gian nhỏ nhưng lại là một quá trình lớn lao. Kết quả thế này, là rất
đặc biệt đối với tôi”.
Dimitrov giải thích, anh biết Federer bị đau ở cuối ván đấu thứ 4:
"Tôi không biết mức độ chấn thương của anh ấy hay liệu có bất cứ điều gì gây
phiều nhiễu cho anh ấy. Nhưng tôi nghĩ, thật sự tôi vẫn mỉm cười ngay cả khi
tôi để thua game đấu đó, vì cái game đấu đó đã khiến anh ấy tổn thương rất nhiều.
Tôi đã cố sử dụng tình tiết tiêu cực đó để tạo thành sự tích cực cho bản thân.
Sau ván 4, tôi cảm thấy anh ấy cần nghỉ ngơi một chút. Nhưng tôi tiếp tục duy
trì áp lực. Trong game đầu tiên của ván 5, tôi thảy lại rất nhiều quả trả giao
bóng. Vì thế anh ấy phải đeo các tình huống dù muốn kết thúc sớm các pha bóng
này. Tôi tận dụng mọi cơ hội”.
Đây là lần đầu tiên Dimitrov lọt đến bán kết của US Open. Trong
các kỳ giải Grand Slam, chỉ còn Roland Garros là anh chưa lọt đến bán kết. Còn
lại, anh đã vào bán kết ở Wimbledon 2014 và Australian Open 2017. Nhưng với
anh, người ta còn kỳ vọng nhiều hơn, không chỉ là lần thứ 3 lọt đến bán kết ở đấu
trường Grand Slam. Anh sẽ phải tìm mọi cách giành quyền vào chơi trận chung kết
Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, và anh phải làm điều đó bằng cách hạ một
"Next Gen thật sự” - "Tay súng trẻ người Nga” Medvedev, người nước Mỹ rất ghét.
Medvedev đã đánh bại Stan Wawrinka - người vừa loại Djokovic -
trong một trận đấu "bắt buộc phải như thế”. Chứng kiến việc Djokovic bỏ cuộc
sau khi thua trước 2 ván đầu tiên và bị dẫn 1-2 trong ván 3, nhiều người nghĩ rằng
Wawrinka đã tìm lại được đỉnh cao phong độ, thời anh còn là "khắc tinh” của
Djokovic và giành được đến 3 danh hiệu Grand Slam đình đám.
Nhưng thực chất, Djokovic đã bị đau từ trận đấu vòng 3 và hoàn tất
trận đấu này sau vài lần nhờ nhân viên y tế vào sân chăm sóc chấn thương. Trong
cuộc đối đầu với Wawrinka, anh bỏ cuộc vì đau thật sự, chứ không phải vì sợ
thua Wawrinka như những gì mà khán giả Mỹ ngộ nhận (và sau đó đã la ó, chế giễu
anh). Ngược lại, Wawrinka kể từ khi quay trở lại sau ca phẫu thuật chấn thương
đã không còn nhưa xưa, anh thắng Djokovic do "tình thế” chứ không hẳn anh đã trở
thành "bá đạo”. Diễn biến của trận đấu đã phá tan các "ảo tưởng” đó.
"Kẻ thù của nước Mỹ”
Medvedv, dù bị đau cơ đùi trước, dù được tiếp đón bởi hàng loạt tiếng huýt sáo
và la ó không hề thân thiện ngay từ khi bước vào sân Arthur Ashe của đám đông
khán giả, và tiếp tục được đối xử như thế trong suốt trận đấu chống lại "một đứa
con cưng mới” của nước Mỹ, đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng, đôi khi, đừng
dệt mộng ảo tưởng chỉ vì ghét bỏ ai đó, và không nhận thức đúng tình hình.
Sau khi thắng 2 ván đấu đầu tiên với điểm số 7-6 (8-6) và 6-3,
Medvedev để thua ván 3 với điểm số 3-6 sau khi bỏ lỡ đến 3 cơ hội thắng
break-point ở game đấu cuối cùng. Tuy vậy, điều gì phải đến, đã đến, Medvedev
thắng thuyết phục 6-1 ở trong ván đấu thứ 4, dỡ bỏ các ảo tưởng và khiến đám
đông người Mỹ cay đắng.
Dù sao, việc thi đấu ngay giữa "lãnh thổ của kẻ thù”, ít nhiều
cũng không giúp được gì cho Medvedev, nếu anh tiếp tục "làm căng" giống
như bình thường - đó là lý do anh đã nói lời xin lỗi với khán giả Mỹ ngay sau
chiến thắng trước Wawrinka (dù thật tâm, có lẽ anh cũng không muốn nói điều
này).
Medvedev cho biết: "Tôi phải nói xin lỗi mọi người, và cám ơn. Tôi
có 2 từ để miêu tả về US Open. Đầu tiên, chắc chắn là "sôi nổi”, bởi vì nó thật
sự sôi nổi, và thứ hai, đó là "tranh cãi”, vì những gì tôi làm là không hay. Vì
thế, nhiều người vẫn ủng hộ tôi, nhiều người thích phần trả lời phỏng vấn của
tôi, nhiều người không thích tôi, tôi chỉ có thể nói tôi cố là chính bản thân
mình”.
Trận Dimitrov - "Next Gen nửa mùa”, "Roger Federer mới một thời”,
"Gã trai tình trường” đấu với Medvedev - "Next Gen đích thực”, "Tay súng trẻ
người Nga” và cũng là "Kẻ thù của nước Mỹ”, dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ
sáng thứ Bảy này, ngày 7-9. Đó sẽ là cuộc đối đầu cực kỳ hấp dẫn, và hãy nhớ rằng,
ở kỳ US Open Series (Tour đấu mùa Hè Bắc Mỹ) lần này, Medvedev đã thắng đến
20/22 trận đấu. Từ trước đến nay, không có quá nhiều tay vợt Nga có đủ dũng khí
và gan góc để làm nên kỳ tích này trên đất Mỹ đầy xa lạ và lạnh lùng.
Những tay vợt người Nga từng lọt đến bán kết US Open (hoặc hơn)
_Yevgheni Kafelnikov (thi đấu chuyên nghiệp từ 1992-2010): Bán kết
US Open 1999, 2001
_Nikolay Davydenko (thi đấu chuyên nghiệp từ 1999-2014): Bán kết
US Open 2006, 2007
_Mikhail Youzhny (thi đấu chuyên nghiệp từ 1999-2018): Bán kết
US Open 2006-2010
_Marat Safin (thi đấu chuyên nghiệp từ 1997-2009): Vô địch US
Open 2000
|
Theo SGGP
Sáng 2-9, trong khuôn khổ Giải đua xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen 2019, cua-rơ Parra Jordan đội Bikelife Đồng Nai đã xuất sắc về nhất chặng 2 có lộ trình từ Hà Nội đến Quảng Ninh dài 144 km.