Khủng hoảng đang tiếp diễn với bóng đá Trung Quốc sau khi 3 lãnh đạo cao nhất của LĐBĐ nước này bị thẩm vấn, chủ tịch bị thay, nhưng quần vợt lại đang làm mát mặt người hâm mộ của đất nước đông dân nhất thế giới
Lần đầu tiên trong lịch sử một giải Grand Slam, quần vợt Trung Quốc có 2 tay vợt cùng góp mặt trong danh sách 16 tay vợt xuất sắc nhất sau khi Li Na thắng D. Hantuchova vào trưa qua, 23-1, để cùng đồng hương Zheng Jie vào vòng 4 nội dung đơn nữ Giải Quần vợt Úc mở rộng 2010.
Li Na và Zheng là hai tay vợt nữ hàng đầu của quần vợt Trung Quốc nhưng đây mới là lần đầu họ cùng tiến sâu vào một giải lớn của thế giới. Một ngày sau khi Zheng loại M. Bartoli, cựu á quân Wimbledon, đến lượt Li Na thắng Hantuchova, một tay vợt từng nằm trong top 10, với tỉ số 7-5, 3-6, 6-2.
Li Na và cú đánh thuận tay quen thuộc. Ảnh: REUTERS
Điều khiến Li Na hài lòng là cô và người bạn thân Zheng Jie không ở cùng nhánh thăm nên cơ hội làm rạng danh quần vợt Trung Quốc còn nhiều. Ở vòng 4, Li Na sẽ gặp Wozniacki, còn Zheng Jie đối mặt Bondarenko.
Thật ra, Li Na và Zheng đã là niềm tự hào của quần vợt Trung Quốc nói riêng và thể thao nước này nói chung. Li Na là tay vợt Trung Quốc đầu tiên thắng một giải quốc tế danh tiếng vào năm 2004 và là VĐV quần vợt đầu tiên vào đến tứ kết Grand Slam (Giải Wimbledon 2006). Ở Giải Mỹ mở rộng năm ngoái, Li Na chỉ dừng bước ở tứ kết sau khi thua Kim Clijsters, tay vợt sau đó lên ngôi vô địch. Zheng Jie không ổn định bằng bạn của mình ở giải đơn nhưng cô tạo ấn tượng hơn nhờ thành tích vào đến bán kết Wimbledon 2008, lọt vào top 15 và giành 2 chức vô địch đôi Wimbledon và Úc mở rộng cùng năm 2006!
Để có những bước tiến mạnh mẽ của Li Na và Zheng Jie, quần vợt nữ Trung Quốc cũng có những giải pháp táo bạo: Cho phép cả hai tách khỏi hệ thống thể thao nhà nước để tự quản lý sự nghiệp và giữ lại 92% tiền thưởng (thay vì nộp một phần không nhỏ vào ngân sách nếu còn thuộc sự quản lý của Tổng cục TDTT Trung Quốc) nếu nằm trong top 50. Trước đó, khi cả hai còn được lãnh đạo thể thao nước này cho phép đem theo chồng – cũng là HLV – ở những giải đấu xa nhà nhằm giúp họ giảm nhẹ sức ép tâm lý. Nhờ đó, quần vợt nữ Trung Quốc đi sau Nhật Bản, Thái Lan nhưng giờ đây trở thành lá cờ đầu của châu Á! Ngoài Li Na và Zheng Jie, quần vợt nữ Trung Quốc còn 2 tay vợt mạnh khác là Yan Zi và Peng Shuai.
Theo Báo NLĐ
Lần thứ hai trong sự nghiệp, tay vợt Nguyễn Tiến Minh giành quyền vào bán kết một giải đấu thuộc hệ thống Super Series sau khi xuất sắc đánh bại tay vợt hạng 9 thế giới người Đan Mạch Jan O Jorgensen 2-0 ở trận tứ kết Giải Cầu lông Super Series Malaysia 2010 diễn ra tối qua, 22-1, tại Kuala Lumpur. Đối thủ của Tiến Minh ở bán kết vốn không hề xa lạ: Số 1 thế giới Lee Chong Wei.
Hôm nay, giải Úc mở rộng 2010 sẽ tiếp tục bước vào ngày thi đấu đầu tiên vòng 3. Dù số lượng tay vợt bị loại đã là khá nhiều, song thực tế khoảng cách giữa các tay vợt ở vòng này vẫn còn khá lớn.
Vượt trội Tunisia về lực lượng nhưng lại bất ngờ bị dẫn trước ngay phút thứ nhất, Cameroon đã phải khá vất vả để có được trận hòa 2-2. Một lần nữa Eto’o lại lập công và “sư tử” bất khuất có mặt ở Tứ kết. Vé còn đi tiếp lại thuộc về Zambia.
Một tin vui cho làng cầu lông nước nhà khi tay vợt Nguyễn Tiến Minh (ảnh) lần đầu tiên “đòi được nợ” trước tay vợt hạng 6 thế giới người Trung Quốc Bao Chun Lai sau 4 lần toàn thua trước đó. Trong trận đấu vòng 16 diễn ra rất căng thẳng và kịch tính vào chiều qua, Tiến Minh chứng tỏ được thể lực sung mãn buộc đối thủ xuống sức và bỏ cuộc trong ván quyết định.
"Đại gia" Bình Dương vốn không thiếu tiền, nhưng nay đội bóng này lại có thêm 15 tỷ đồng nữa để hoạt động cho mùa giải 2010 với việc kết duyên cùng ngân hàng TMCP Hàng Hải...
(HBĐT) - Năm 2009, Trung tâm Huấn luyện bồi dưỡng TDTT tỉnh đã tổ chức được 7 lớp năng khiếu các bộ môn như bắn nỏ, điền kinh trong sân, Karatedo, Taekwondo, xe đạp… cho 145 học sinh. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức huấn luyện cho 165 VĐV ở các đội tuyển thể thao của tỉnh.