1. Tuần qua vụ Lê Công Vinh khiến giới báo chí thể thao hao tốn giấy mực khá nhiều. Thực ra, nhìn ở góc độ chuyên môn, tức là giới hạn trong phạm vi một môn chơi, đó là sự kiện bình thường. Việc một cầu thủ bất bình với cách cầm còi của trọng tài (dù trọng tài hoàn toàn đúng) rồi phản ứng là chuyện xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh Rooney vỗ tay chọc tức trọng tài hoặc cảnh Ballack rượt trọng tài chạy lòng vòng khắp sân để phản đối. Những phản ứng bộc phát kiểu đó là điều thỉnh thoảng vẫn xảy trong môn chơi có tính đối kháng căng thẳng như bóng đá. Và những hành vi không đẹp kia sau đó nhận lãnh hình phạt của hội đồng kỷ luật cũng là điều bình thường nốt.
Bóng đá là một môn chơi và môn chơi nào cũng có quy tắc, luật lệ của nó. Tôi không thể bắt anh đừng vi phạm, vì con người cũng có lúc nóng nảy, thiếu kềm chế, nhưng anh vi phạm thì tôi sẽ phạt anh dựïa theo quy chế mà anh đã chấp nhận ngay từ đầu. Đó là sự sòng phẳng.
Lê Công Vinh nhận thẻ đỏ khi còn khoác áo ĐTQG (ảnh chụp trận VN - Libăng vòng loại ASIAN Cúp 2009). Ảnh: PHƯƠNG NGHI |
2. Tất nhiên nếu nhìn rộng ra trên bình diện xã hội, với một cầu thủ nổi tiếng như Lê Công Vinh, tuyển thủ quốc gia, đội trưởng đội Hà Nội T&T, là chủ nhân tới ba Quả bóng vàng thì hành vi phản cảm của anh sẽ gây tác động lớn hơn là một cầu thủ bình thường.
Bao nhiêu trẻ em nhìn vào sự thành công của Lê Công Vinh để mơ ước một ngày nào sẽ nối gót thần tượng của mình. Khi là tấm gương sáng, mỗi hành vi của Vinh sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực hơn những tấm gương khác. Ngược lại, khi là tấm gương xấu, mỗi hành vi của Vinh cũng sẽ tạo ra tác động tiêu cực hơn những tấm gương khác.
Đó là một thực tế khách quan mà một người nổi tiếng phải gánh vác, không thể né tránh. Và Vinh, trong một buổi chiều nắng nóng trên sân Cao Lãnh, đã mắc sai lầm. Hành động khó coi của anh khiến tấm gương sáng có phần bị mờ đi!
3. Tại sao Lê Công Vinh, một cầu thủ được tiếng là khôn ngoan trong ứng xử, mắc phải một sai lầm như vậy?
Quay ngược lại quá khứ, chúng ta sẽ thấy Lê Công Vinh đã thay đổi nhiều sau chuyến du học tại Bồ Đào Nha trở về. Dĩ nhiên Vinh đã rất tỉnh táo khi trả lời báo chí một cách khiêm tốn rằng anh đến với câu lạc bộ Leixoes chỉ để “học hỏi”, nhưng trong thâm tâm hẳn anh có niềm tự hào là cầu thủ Việt Nam đầu tiên, thậm chí cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên chơi bóng ở một giải đấu lớn của châu Âu, dù thực tế anh ra sân không nhiều.
Xem cách Vinh hoạt động nhiều trên sân cả trong đội hình tuyển quốc gia lẫn câu lạc bộ Hà Nội T&T, tôi tin rằng anh đang muốn chứng tỏ với mọi người anh đã thực sự tiến bộ sau chuyến du học ở Bồ, rằng anh muốn khẳng định trình độ chơi bóng của anh bây giờ đã khác trước.
Đó là ý định hoàn toàn tốt đẹp, đáng tán thưởng, và thực tế thì nhiều người trong chúng ta vẫn kỳ vọng Vinh thể hiện được đẳng cấp mới của mình. Điều đó không những tốt cho Vinh, cho đội Hà Nội T&T mà cho cả đội tuyển quốc gia.
Nhưng Vinh đã không thể hiện được nhiều trong cả màu áo đội tuyển lẫn Hà Nội T&T do nhiều lý do, mà theo tôi một trong những lý do quan trọng là lối chơi của các câu lạc bộ Bồ Đào Nha có quá nhiều khác biệt so với lối chơi của các đội bóng Việt Nam.
Nếu nhận định một cách khách quan, ta sẽ thấy cách chơi của Vinh có nhiều nét mới sau khi trở về từ Leixoes: thể lực của anh tốt hơn, anh di chuyển nhiều hơn và chơi đồng đội hơn. Nhưng để sắc bén hơn, ghi bàn đều đặn hơn, Vinh cần thời gian để tự điều chỉnh và thích ứng với lối chơi của đồng đội. Ngay cả thần đồng Rooney cũng phải mất bốn, năm năm trời ẩn nhẫn rèn giũa mới có thể “bùng nổ” như ngày hôm nay.
4. Nhưng có lẽ Lê Công Vinh không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đến lúc thích nghi để phát huy những gì mình sở đắc. Chỉ ghi được một bàn sau 5 trận đấu, anh cảm thấy mình thất bại. Đó là suy nghĩ thiếu chín chắn của Vinh. Chất lượng chơi bóng của một tiền đạo không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với số bàn thắng ghi được. Còn do yêu cầu chiến thuật của huấn luyện viên liên quan đến việc anh được bố trí chơi ở vị trí nào trên hàng tấn công.
Tiền đạo Heskey chơi rất hay nhưng chẳng ghi được bao nhiêu bàn thắng đó thôi. Lê Công Vinh càng nôn nóng chứng tỏ mình anh càng chơi bóng thiếu tự nhiên, mềm mại, càng dễ thất vọng với bản thân. Bên cạnh đó, việc anh quan tâm đến nhiều chuyện không thực sự cần thiết khác ngoài bóng đá càng khiến anh không giữ được tâm thế của một cầu thủ đúng nghĩa. Hành động thiếu kềm chế trên sân Cao Lãnh vừa rồi là giọt nước tràn ly của một tâm trạng đầy ức chế, thậm chí mất phương hướng.
5. Nhưng như đã nói, chuyện đó cũng không có gì quá to tát. Bởi trong cuộc sống ai cũng có thể và có lúc mắc sai lầm. Bóng đá là một trò chơi trong khuôn khổ luật lệ, anh phạm luật thì sẽ bị chế tài bởi luật lệ, xưa nay và ở đâu cũng vậy. Chỉ đáng trách là tuyên bố giải nghệ của Vinh ngay sau khi biết mình bị phạt treo giò 6 trận. Đến đây thì sai lầm lại chồng lên sai lầm. Tất nhiên tôi tin đó cũng là tuyên bố bộc phát (như hành động quỳ lạy trọng tài trước đó) nhưng tuyên bố đó được tung ra sau khi sai lầm trước còn nóng hổi thì quả rất khó để dư luận cảm thông.
Từ một chuyện bình thường trong bóng đá (phản ứng trọng tài và bị kỷ luật), bằng tuyên bố của mình Vinh đã vô tình đẩy vấn đề đi xa hơn lãnh vực thể thao. Ở đây, có thể nói: Vinh đã không tôn trọng luật chơi, không có thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp. Nguy hiểm hơn, dư luận có thể nghĩ Vinh đã đặt cái tôi của mình lên trên cả luật lệ, và thậm chí bóng đá đối với Vinh chẳng có ý nghĩa gì mặc dù đó chính là chiếc thang đưa anh lên đài danh vọng.
Vinh là một tài năng, nhưng tài năng cá nhân không phải là không thể thay thế. Thực tế đã chứng minh: bóng đá Việt Nam mất cùng lúc 7 tài năng sau màn bán độ ở SEA Games 23 nhưng đội tuyển quốc gia vẫn đoạt cúp vô địch Đông Nam Á đó thôi.
Dẫu sao, tôi vẫn tin những gì Vinh nói chỉ là phản ứng có tính nhất thời của một cầu thủ, một con người - điều bất cứ ai cũng có thể mắc phải. 45 ngày treo giò có thể là dài đối “Vinh - một cầu thủ” nhưng lại không dài đối với “Vinh - một con người” để anh có thể tìm cho mình một trạng thái tinh thần ổn định sau tất cả những gì đã xảy ra từ ngày anh rời Bồ Đào Nha quay lại Việt Nam. Và hy vọng chúng ta sẽ lại có một Lê Công Vinh tài năng và đáng mến như trước đây.
Theo SGGP
Trừ chủ nhà HAGL, 3 đội chủ sân còn lại ở vòng tứ kết năm nay đều khá lo lắng trước sự sung mãn của đội khách. Đó có vẻ như một điều lạ, nhưng nó lại rất phù hợp với hoàn cảnh thực tế lúc này vì tất cả đang lao đao với mặt trận chính là V-League. Điều đó dự đoán vòng tứ kết chắc chắn sẽ có nhiều bất ngờ.
Khen thưởng tập thể và cá nhân xuất sắc tại các đại hội thể thao năm 2009Tối 26-3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ khen thưởng tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại AIG III, SEA Games 25 và Para Games V năm 2009.
Lần đầu tiên triển khai chương trình “Giấc mơ sân cỏ” (Football Dreams) vào năm 2008, cả 3 thí sinh đại diện cho Việt Nam dự vòng chung kết đã không chen chân vào danh sách 20 (trên tổng số 41 cầu thủ tham dự) nhận học bổng đào tạo 3 năm tại Học viện Aspire. Tuy nhiên, trong lần tham dự VCK năm 2009 với 3 cầu thủ Nguyễn Thái Sung, Đặng Anh Tuấn, Ma Văn Tuấn, Việt Nam đã có cầu thủ trẻ trúng tuyển.
Hai ngôi sao tấn công ghi hai bàn mỗi người, đem lại chiến thắng 4-2 cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha trong trận đấu tối thứ năm.
3 ngày sau khi cầm hoà Than KSVN 2-2, Thái Nguyên tiếp tục gây thêm bất ngờ khi buộc Hà Nội 1 chia điểm 1-1 trong thế trận mà họ còn có phần lấn lướt hơn, chiều 25/3.
Sau 4 lần tổ chức thành công trước đây, giải năm nay sẽ tiếp tục diễn ra tại CLB Văn hóa – Thể thao Tanimex từ ngày 31-3 đến ngày 2-4