Đại hội Olympic trẻ lần đầu tiên tổ chức đã kết thúc ở đảo quốc Singapore vào hôm qua (26-8). Kết quả, đoàn thể thao Việt Nam đoạt 1 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ, xếp thứ 42 trong tổng số 98 đoàn có huy chương. Đây là thành tích ngoài mong đợi của đoàn Việt Nam tại đại hội, nhưng từ thành tích này, những người có trách nhiệm với thể thao nước nhà sẽ làm gì để tiếp tục phát triển các tài năng trẻ, đó mới là điều đáng quan tâm.

 

Niềm vui của Kim Tuấn khi đoạt chiếc HCV cho thể thao Việt Nam ở môn cửa tạ

Với 13 tuyển thủ trẻ góp mặt tại đại hội, đoàn thể thao Việt Nam chỉ hy vọng vào Thạch Kim Tuấn (môn cử tạ) và Nguyễn Thanh Thảo (taekwondo). Kết quả, 2 gương mặt trẻ này đã không phụ lòng tin của mọi người. Và dù là niềm hy vọng lấy huy chương, nhưng chiếc HCV của lực sĩ trẻ 16 tuổi Thạch Kim Tuấn vẫn là một bất ngờ lớn với các quan chức thể thao và người hâm mộ Việt Nam. Ngoài ra, 2 chiếc HCĐ ngoài dự đoán của Nguyễn Quốc Cường (taekwondo) và Vũ Thị Trang (cầu lông), khiến đoàn thể thao Việt Nam đã thành công ngoài tưởng tượng, khi xếp thứ 42 trong tổng số 98 đoàn có huy chương ở đại hội và đứng thứ nhì khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan (4 HCV, 3 HCB, xếp thứ 14 trong bảng tổng sắp).

Nhiều người đã đùa: “Thể thao Việt Nam đấu chơi, nhưng đoạt huy chương thật” ở đấu trường Olympic trẻ lần đầu tiên tổ chức. Mới nghe thì có lời đùa ấy hơi ác, nếu so với những nỗ lực hết mình của một số tuyển thủ trẻ, nhưng không phải là không có lý. Bởi cứ nhìn cách tập trung đầu tư của ngành thể thao cho các gương mặt trẻ trong những ngày chuẩn bị tham dự đại hội thì rõ.

Hầu hết là tập chay trong nước, vì không có kinh phí, chế độ bồi dưỡng và thuốc men bổ trợ cũng không hơn ngày thường. Khiến người ta có cảm giác, thể thao Việt Nam tham dự Olympic trẻ cũng chẳng khác việc dự một giải quốc tế bình thường nào đấy, và mang tính cọ xát là chính, chứ không nghĩ đây là dịp để đánh giá cái nền của thể thao nước nhà, qua đó có hướng đầu tư chuẩn bị cho đấu trường Olympic vào 2 năm sau, và xa hơn nữa.

o0o

Dù sao, mọi người đều vui và bất ngờ với những thành tích vừa đạt được của các gương mặt thể thao trẻ của nước nhà. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn là những nỗi lo, bởi dù là đại hội Olympic trẻ, và nhiều nước vẫn chưa tung hết lực lượng góp mặt, vậy nhưng ở những môn đặc trưng olympic như điền kinh, bơi lội, vật... các tuyển thủ trẻ của chúng ta vẫn còn khoảng cách quá xa so với đối thủ đồng trang lứa, dù ở môn bơi, 3 kình ngư của Việt Nam đều có thành tích phá kỷ lục quốc gia. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh số 1 của thể thao Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan tiếp tục khẳng định sức mạnh vượt trội, khi đoạt 4 HCV (1 của môn taekwondo, 2 cầu lông, 1 thuyền buồm) và 3 HCB (đều của môn vật). Đây cũng là một âu lo cho thể thao Việt Nam, lẫn các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai ở các đấu trường tầm gần như SEA Games hay Asian Games, nhất là ở môn cầu lông và vật. Bởi với 2 HCV đoạt được ở môn cầu lông, người Thái đã đứng đầu thế giới ở lực lượng trẻ. Còn ở môn vật, Việt Nam luôn tự hào đây là thế mạnh, nhưng lại trắng tay ở đại hội, trong khi Thái Lan đã lấy 3 HCB ở môn này...

Qua đại hội, với những thành quả đã đạt được, các tuyển thủ trẻ đã thắp lửa hy vọng cho thể thao Việt Nam ở đấu trường lớn trên thế giới, nhưng từ Olympic trẻ đến Olympic chính thức là cả một quá trình chuẩn bị dài hơi và kỳ công, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung một cách bài bản và có căn cơ. Trong đó, lực sĩ trẻ Thạch Kim Tuấn đã nổi lên như một niềm hy vọng mới, sau đàn anh lắm tài và nhiều tật Hoàng Anh Tuấn. Vì thế, mọi người đang chờ ngành thể thao Việt Nam sẽ có những động thái tích cực để “giữ lửa” cho những hy vọng ấy, bằng cách đầu tư tập trung cho những tài năng trẻ này, nhằm chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn, chứ đừng để xảy ra cảnh “VĐV tập xong, nhưng chỉ dám ăn qua loa rồi về vì không tiền”, như lời thổ lộ của HLV Huỳnh Hữu Chí, thầy của nhà vô địch cử tạ Thạch Kim Tuấn, thì buồn lắm thay!

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục