Thoạt đầu, sự kiện Olympic trẻ 2010 không được quan tâm cho lắm. Ngay cả nước chủ nhà Singapore cũng hiểu được điều đó. Tuy nhiên, đến khi khởi đi và kết thúc, kỳ đại hội thể thao dành cho các tài năng trẻ của thế giới đã tạo được tiếng vang lớn. Hiệu ứng từ đại hội không chỉ dừng ở đó, mà sẽ trải rộng và đây chính là nơi chắp cánh cho những VĐV trẻ tài năng bay cao, vươn xa hơn nữa. Olympic trẻ vì thế giống như một chiếc “bàn đạp” hoàn hảo cho kỳ Olympic thực sự diễn ra vào 2 năm tới…

  • Sự vượt trội của Trung Quốc

Nhiều người không quá ngạc nhiên khi đoàn VĐV Trung Quốc vươn lên dẫn đầu ở kỳ Olympic trẻ lần đầu tiên, nhưng bất ngờ ở chỗ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước ở Đông Âu rất mạnh về đào tạo tài năng trẻ đã tụt lại khá xa so. Người ta vốn quen với hình ảnh các đoàn Mỹ, Nga hay Đức dẫn đầu ở các kỳ đại hội thể thao lớn, và dù đối tượng tham gia tranh tài có là các VĐV chuyên nghiệp, hay VĐV trẻ đi chăng nữa, thì những cường quốc thể thao nói trên vẫn được đánh giá là mạnh hơn, so với… cả thế giới cộng lại. Thế nhưng, thế cuộc giờ đã đổi khác.

Các tay bơi Trung Quốc đã gây ấn tượng lớn tại Đại hội

Thể thao Trung Quốc giờ đây được nhắc đến nhiều nhất và có sự ảnh hưởng lớn đến thể thao thế giới. Hai năm trước, Trung Quốc đột phá và xếp hạng nhất tại Olympic Bắc Kinh 2008. Giờ Trung Quốc lại dẫn đầu ở kỳ Olympic trẻ lần đầu tiên được tổ chức. Bộ sưu tập 30 HCV, 16 HCB và 5 HCĐ của họ đã nói lên rất nhiều điều.

Mặc dù, như chính người Trung Quốc từng thừa nhận sau Olympic 2008, họ vẫn chưa phải là cường quốc thể thao hàng đầu thế giới, khi 2 môn cơ bản trong hệ thống thi đấu chuẩn Olympic là điền kinh và bơi lội chưa phải cực thịnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được thực tế rất rõ ràng: tham vọng bá chủ thể thao thế giới của quốc gia đông dân nhất thế giới này là vô cùng.

Nếu chỉ so sánh về lực lượng VĐV trẻ, thể thao Trung Quốc đã thắng thế hoàn toàn. Họ giành 14 chiếc HCV môn bơi lội, 7 HCV môn điền kinh, 9 HCV môn thể dục, 4 HCV môn cử tạ… Nói chung. Trung Quốc vượt trội hẳn so với các đoàn còn lại ở những môn thể thao quan trọng nhất tại Olympic trẻ. Điều này dĩ nhiên sẽ trở thành động lực lớn kích thích thể thao Trung Quốc thể hiện tham vọng hơn nữa cho đến khi họ thực sự trở thành cường quốc số 1 của thể thao thế giới.

Và giờ đây, chính các cường quốc Mỹ, Nga và Đức cần phải học thêm về nỗ lực vươn lên của thể thao Trung Quốc. Không thể nói rằng, người Mỹ đã không coi trọng Olympic trẻ, vì họ thừa hiểu đây chính là bàn đạp quan trọng cho cả tương lai phía trước…

  • “Của để dành”cho tương lai

Sự vắng mặt của Mỹ ở tốp 3 quốc gia dẫn đầu là bất ngờ lớn nhất ở Olympic trẻ 2010. Điều ngạc nhiên khác chính là sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia luôn bị xếp ở thế “thấp cổ, bé họng” như Hàn Quốc (11 HCV), Ucraina (10 HCV), Cuba (9 HCV), Nhật Bản (8 HCV) hay Australia (8 HCV) ở những sự kiện thể thao thế giới quan trọng. Thậm chí, sự đột phá của đoàn Azerbaijan (xếp hạng 11 với 5 HCV), trên cả Mỹ và Đức, hay đoàn Thái Lan (hạng 14 với 4 HCV, ngang với Mỹ và Đức) đã tạo nên sự thú vị cho sân chơi của các tài năng trẻ. Ít ra, những đoàn như Azerbaijan và Thái Lan cũng chứng tỏ được rằng, họ đang ấp ủ một tham vọng lớn và lực lượng đưa đến Olympic trẻ lần này sẽ là cuộc đầu tư cho tương lai gần.

Tất nhiên, Olympic trẻ chưa phải là thước đo chuẩn xác cho sự phát triển của một nền thể thao, và đại hội chỉ mới chứng kiến 14 kỷ lục trẻ thế giới được thiết lập, nhưng có nhiều thành tích đã tiến gần đến thành tích của sân chơi Olympic, hoặc có triển vọng vươn xa. Chẳng hạn, VĐV 16 tuổi người Jamaica - Odane Skeen - đã giành HCV cự ly 100m môn điền kinh với thời gian 10"42; VĐV đẩy tạ nam Krzysztof Brzozowski (Ba Lan) giành HCV với thành tích 23m23, vượt cả thành tích giành HCV của chính đàn anh đồng hương Tomasz Majewski ở Olympic Bắc Kinh 2008 (chỉ đạt 21m51); nữ kình ngư Tang Yi (Trung Quốc, 17 tuổi) giành tới 6 HCV cá nhân và đồng đội ở môn bơi lội, trong đó, các chỉ số thời gian ở cự ly 50 và 100m tự do kém không xa so với đàn chị Steffen Britta (Đức, 2 HCV Olympic Bắc Kinh 2008)…

Dù sao thì tuổi của các VĐV dự Olympic trẻ cũng chỉ đóng khung từ 14-18, nên sức bật về thành tích chưa thể đột phá quá sức tưởng tượng được, nhưng đấy đều là “của để dành” đáng kỳ vọng của mỗi quốc gia trong mục tiêu cải thiện hình ảnh và thành tích ở sân chơi lớn hơn như Olympic. Chẳng phải đợi lâu, Olympic London 2012 ở nước Anh chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều VĐV trẻ tài năng vừa tỏa sáng ở Singapore chứng tỏ năng lực để khẳng định rằng: họ chính là tương lai của thể thao nước nhà. Với họ, ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay…

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Thể thao Việt Nam quyết hoàn thành mục tiêu "gặt vàng" từ các môn Olympic

Đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2 - 5 huy chương vàng tại Ðại hội thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 19. Hiện tại, chúng ta mới chỉ có được 1 huy chương Vàng đến từ môn bắn súng của xạ thủ Phạm Quang Huy (10m súng ngắn hơi nam) và mọi thứ đang được kỳ vọng từ nhóm những môn trọng điểm.

94 vận động viên tranh tài tại giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27-28/9, Sở VH-TT&DL tổ chức giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023. 94 vận động viên (VĐV) của 10 huyện, thành phố tranh tài ở 2 nội dung với 23 bộ huy chương: 8 bộ huy chương ở nội dung trẻ, 15 bộ huy chương ở nội dung vô địch.

Xạ thủ Phạm Quang Huy được thưởng 695 triệu đồng

Ngay sau khi giành HCV cho bắn súng Việt Nam tại Asiad 19, xạ thủ Phạm Quang Huy được nhận khoản thưởng 695 triệu đồng.

Asiad 19 ngày 28-9: Xạ thủ Quang Huy mang HCV đầu tiên về cho Việt Nam

Sáng 28-9, xạ thủ Phạm Quang Huy đã xuất sắc đoạt HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại Asiad 19.

ASIAD 2023: Võ sĩ Bạc Thị Khiêm chia sẻ về tấm HCĐ

Vượt qua ứng cử viên vô địch Kim Jandi (Hàn Quốc) ở tứ kết hạng cân 67 kg nữ môn Taekwondo, nhưng sau đó để thua võ sĩ chủ nhà ở bán kết, Bạc Thị Khiêm đã có tấm HCĐ tại ASIAD 2023.

Dương Thúy Vi, Bạc Thị Khiêm mang về thêm hai HCĐ cho Thể thao Việt Nam

Wushu và Taekwondo đã giúp đoàn Thể thao Việt Nam giải "cơn khát” huy chương khi mang về 2 HCĐ trong ngày thi đấu 27/9 tại ASIAD 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục