Vụ việc các cầu thủ nam tấn công trọng tài nữ ở TPHCM thật ra nổi lên chỉ vì tính chất đặc biệt của nó là tấn công trọng tài nữ chứ thực sự chuyện tấn công trọng tài ở các giải đấu phong trào không mới. Điều đó càng trở nên bình thường khi ngay tại sân chơi cao nhất là V-League, bạo lực sân cỏ đang là vấn đề nhức nhối.

 

  • Sẵn sàng triệt hạ

Chẳng phải tìm đâu xa, ngay ở 5 vòng đấu đầu tiên của V-League mùa này đều có những vụ việc lớn nhỏ khác nhau liên quan đến bạo lực sân cỏ. Ở vòng 1, suýt nữa cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai tấn công trọng tài trên sân Chi Lăng vì cho rằng ông này thổi ép một quả phạt đền.

Đến vòng 2, HLV Lê Thụy Hải dùng nhiều lời nặng nề phản đối trọng tài đến mức bị đuổi thẳng lên khán đài và bị cấm chỉ đạo 2 trận. Sang vòng 3, trên sân Bình Dương, người xem vô cùng bức xúc khi chứng kiến cảnh cầu thủ người Brazil Leandro cứ giật chỏ, đạp chân một cách thô bạo vào các cầu thủ Khánh Hòa khi bị đeo bám.

Cuối trận, đội trưởng của Bình Dương, tuyển thủ quốc gia Quang Thanh còn đá thẳng vào người một cầu thủ Khánh Hòa đang nằm trên sân. Khi nhận thẻ đỏ rời sân, anh này còn quay mặt lên khán đài tỏ thái độ khiêu khích các CĐV. Mới đây nhất, trong trận đấu tại sân Long An, cầu thủ 2 đội Bình Dương và Đồng Tâm Long An liên tục bỏ bóng, đá người.

V-League mới trải qua 5 vòng đấu nhưng ban tổ chức đã phải ra thông báo yêu cầu các đội kiềm chế, do số thẻ phạt tăng quá cao so với mức trung bình của mùa trước. Cá biệt như vòng 3, trung bình hơn 6 thẻ vàng/trận.

Tại vòng này, trận Sông Lam Nghệ An và Hòa Phát có đến 3 thẻ đỏ, 7 thẻ vàng. Với giới truyền thông, số thẻ tại V-League 2011 đến nay cũng chưa phản ảnh hết mức độ bạo lực trong quá trình thi đấu và chắc chắn còn tăng cao ở những vòng đấu tới.

Cầu thủ ăn thua đủ với trọng tài tại một trận đấu ở V-League mùa giải 2009. Ảnh: NGUYỄN NHÂN

  • Xuống cấp văn hóa bóng đá

Một điều đã được báo động là trong vòng 3 năm qua, mức độ bạo lực đã tiến triển nhanh. Trên sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, còn trên khán đài CĐV sẵn sàng tấn công xuống sân cỏ. Sau vụ bạo loạn trên sân Vinh ở mùa giải 2008 giữa CĐV chủ nhà và các đội khách Thể Công, Hải Phòng, đến năm 2009, khán giả Đồng Tháp cũng lao xuống sân tấn công trọng tài ở trận gặp Hải Phòng.

Trong năm đó, tại sân Thống Nhất, phóng viên Quang Liêm của báo Người Lao Động bị các CĐV đánh bên ngoài sân do đã chụp ảnh cảnh quậy phá của họ. Năm 2010, phóng viên Duy Bùi của báo điện tử 24H bị chính ban tổ chức sân Nam Định tấn công cũng vì cố gắng ghi hình cảnh đánh nhau giữa Nam Định và Đồng Tâm Long An ở vòng 8 V-League. Đó là chưa nói, suốt trong 2 năm 2009, 2010, các CĐV Hải Phòng liên tục bị xử kỷ luật do đốt pháo sáng và đánh nhau trên khán đài đến mức VFF phải cấm họ không được đi đến sân khách cổ vũ.

Cũng chỉ trong vài năm trở lại đây, sân cỏ Việt Nam lại bị nhiễm nhiều thói xấu. Năm 2009, cầu thủ trẻ Hoàng Danh Ngọc dùng hành vi xấu “ngón tay thối” để khiêu khích khán giả. Đến năm 2010, Hải Lâm của đội Đà Nẵng bị treo giò 4 trận vì hành động tương tự với cầu thủ đối phương. Các trọng tài liên tục phản ảnh với ban tổ chức giải về việc họ bị các cầu thủ lăng mạ, chửi tục rất nặng trong đó có cả ngôi sao Lê Công Vinh. Cũng chính anh này, mùa 2010 đã bị treo giò 6 trận vì hành động vái lạy trọng tài ngay trên sân.

Giữa năm 2010, sau sự việc phóng viên Duy Bùi bị tấn công trên sân Nam Định, giới truyền thông đã từng lên tiếng yêu cầu VFF xem xét khả năng có ngưng tổ chức V-League hay không khi bạo lực sân cỏ gần như không chừa trận đấu nào và sự sa sút ghê gớm của văn hóa trong sân cỏ. 

 

                                                                                       Theo SGGP

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục