Việc quản lý khán đài thuộc về BTC sân nhưng để xảy ra hàng loạt vụ việc có liên quan đến CĐV lại có phần trách nhiệm của các CLB.

  • Mối quan hệ kín ít, hở nhiều

Gần như tất cả các CLB tại V-League đều có Hội CĐV. Lâu đời và tương đối chuyên nghiệp nhất là SLNA và Cảng Sài Gòn (nay chuyển sang ủng hộ 2 đội N.Sài Gòn và TP.HCM). Mang tiếng là Hội CĐV của CLB nhưng 90% lại không được chính các CLB công nhận chính thức, điều đó đồng nghĩa, Hội CĐV cũng chẳng thể có được tư cách pháp nhân.

Về khách quan, từ khi chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, nhiều đội bóng tương đối mới, chưa chắc chắn tương lai có duy trì hay không nên lãnh đạo CLB không quan tâm lắm đến chuyện xây dựng đội ngũ cổ động.

CĐV Đồng Tháp với cờ và trang phục của CLB. Ảnh: NGUYỄN NHÂN

Ví dụ như người hâm mộ bóng đá Đà Nẵng, Bình Định thì chưa hẳn là thuộc Hội CĐV của đội SHB Đà Nẵng hay SQC Bình Định vì nếu hết thời hạn chuyển giao, doanh nghiệp rút đi thì phải chăng Hội CĐV cũng không tồn tại. Trường hợp này xảy ra với đội Xi Măng Hải Phòng. Hồ sơ đăng ký với cơ quan chức năng đã hoàn tất, chỉ thiếu mỗi giấy chứng nhận của CLB nhưng vì mùa này Công ty XMHP lại sáp nhập thành công ty con của Tập đoàn Xi Măng Việt Nam nên cũng chẳng biết ai có thẩm quyền ký xác nhận Hội CĐV thuộc về đội bóng. Nếu CLB không thừa nhận thì thành phố lại không có cơ sở để cho phép thành lập vì thiếu tính mục đích.

Về chủ quan, không công khai nhưng lãnh đạo các CLB không hề muốn liên quan đến các Hội CĐV vì họ không quản lý được. Bất kỳ vụ việc sai phạm nào trên khán đài, CLB cũng có liên đới ít nhiều. Nếu công nhận Hội CĐV thì trách nhiệm còn nặng hơn. Quản lý đội bóng đã khó, nói gì đến chuyện kiểm soát mấy ngàn người. Đấy là chưa nói, đã công nhận thì phải cấp kinh phí hoạt động chứ không lẽ người ta đến cổ vũ khơi khơi? Khổ nỗi, để tổ chức một chuyến đi xa để cổ động cho khoảng 1.000 người thì chi phí cũng lên đến gần cả tỷ đồng/trận.

  • Cư xử theo kiểu bị “đặt bên lề”

Khán giả tất nhiên cũng có 2 dạng: tốt và xấu. Nhưng theo dõi trên hàng chục diễn đàn bóng đá, chúng tôi nhận thấy mỗi khi đội nhà thua trận, trong tâm trạng rất thất vọng nhưng các CĐV chân chính luôn bảo vệ đội bóng của mình dù là trên “thế giới ảo” và bản thân họ cũng chẳng được đội bóng công nhận. Điều đó có nghĩa, nếu các Hội CĐV được tổ chức nghiêm túc thì cũng giảm thiểu những khía cạnh xấu trên khán đài. Càng nhiều người đến sân vì tình yêu với đội bóng, với quê hương thì càng bớt đi các phần tử quá khích, chuyên gây rối hoặc “xả” những điều bực dọc trong cuộc sống.

Cũng theo quan sát của chúng tôi, các CĐV chân chính cũng không đòi hỏi phải thành lập các Hội CĐV. Sự xuất hiện hàng chục diễn đàn bóng đá tự phát cho thấy điều đó. Thế nhưng, những CĐV lại mong muốn họ được nhìn nhận một cách trân trọng những đóng góp của mình.

Tuy nhiên, các CLB Việt Nam hầu như không có hành động nào chăm sóc hoặc hỗ trợ. Nhiều CLB có trích kinh phí ủng hộ mua sắm áo, dụng cụ cổ động nhưng không công khai. Các sân vận động bán vé giá rất thấp hoặc mở cửa miễn phí nhưng chỉ dừng ở đó, không có hoạt động kinh doanh vật phẩm lưu niệm, không có trang web chính thức, không tổ chức giao lưu với cầu thủ. Mối quan hệ tưởng là khắng khít ấy lại lỏng lẻo đến mức không có gì cả.

Thế nên cũng khó trách tại sao CĐV chân chính ngày càng ít đến sân dù vẫn quan tâm đến đội bóng trong khi người vào sân lại có rất ít tình yêu với CLB của mình. Bị đối xử như thế nào thì họ cũng có thái độ tương tự. Đã thế, chỉ khi nào chiến thắng hoặc đoạt chức vô địch thì các CLB mới chịu mở hầu bao, ngồi nói chuyện với các CĐV hòng khuếch trương thương hiệu hơn là chăm sóc tận tình. 

THÚY OANH  

Không công khai nhưng 28 đội bóng tham dự V-League và giải hạng nhất đều có lực lượng CĐV. Đứng đầu là những “thủ lĩnh”, những người có điều kiện tài chính lẫn thời gian. Tuy nhiên, do số lượng các “thủ lĩnh” như vậy không nhiều nên hoạt động của các nhóm CĐV cũng manh mún. Vấn đề kinh phí không lớn bởi các thành viên đều tự đóng góp nhưng công tác quản lý thì lỏng lẻo vì không đủ tư cách pháp nhân và mỗi thành viên đều có công việc riêng của mình.

Hiện các Hội CĐV hoạt động mạnh nhất là: Bình Dương, SHB Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hải Phòng…với khoảng 2.000 người tham gia thường xuyên. Tiêu biểu là Hội CĐV SLNA có đến 3 chi hội (Hà Nội, phía Nam và tại Nghệ An) sinh hoạt có tổ chức. Trong khi đó, ở một số CLB khác thì chủ yếu hoạt động khá sôi nổi trên diễn đàn như: binhdinhfc.com (Bình Định), chf.com (HN.ACB), thanhhoafc.net (Thanh Hóa)… Tại TPHCM, dù từng có Hội CĐV Cảng Sài Gòn rất nổi tiếng nhưng đến nay ngay cả hoạt động trên diễn đàn cũng không có…

 

                                                                   Theo SGGP

Các tin khác

VĐV trường THCS Dũng Phong đoạt giải nhất bắn nỏ 2 tư thế đứng bắn, quỳ bắn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khán đài không yên ả

Chỉ trong khuôn khổ vòng 8 V-League cuối tuần qua đã có 2 vụ việc liên quan đến khán giả: đầu tiên là chuyện trưởng BTC sân Bình Dương va chạm với 1 CĐV trên khán đài. Sau đó một ngày đội HN ACB bị khán giả sân Nha Trang bao vây, mất 15 phút mới ra khỏi sân. Những tín hiệu bất ổn từ khán đài buộc người ta phải liên tưởng đến điều tồi tệ đã xảy ra ở mùa bóng 2008.

Panasonic là nhà tài trợ chính cho đội tuyển VN

Chiều 28/3, tại Hà Nội, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam đã ký kết Hợp đồng tài trợ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

VTV đại diện cho Việt Nam đàm phán mua bản quyền truyền hình vòng chung kết Euro 2012

Theo chỉ đạo của Bộ Thông tin - Truyền thông, lãnh đạo các đài truyền hình của Việt Nam: VTV, VTC, VCTV, HTV đã đạt được thỏa thuận để Ðài Truyền hình Việt Nam (VTV) đứng ra đàm phán việc mua bản quyền truyền hình vòng chung kết Euro 2012 và sau đó chia lại cho các đài cùng phát sóng.

14 đội tham dự giải bóng đá nam ĐV – TN huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Từ ngày 12 – 28/3, Huyện Đoàn Đà Bắc tổ chức giải bóng đá nam ĐV – TN năm 2011. Về tham dự giải có 154 VĐV của 14 đội đến từ các chi đoàn khối Đảng, đoàn thể, chính quyền; chi đoàn các trường THPT và đoàn thị trấn Đà Bắc, Hào Lý.

72 VĐV tham gia giải bóng đá ĐV- TN huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 27/3, Huyện Đoàn Kỳ Sơn phối hợp với Phòng VH-TT huyện tổ chức vòng chung kết giải bóng đá ĐV-TN năm 2011. Tham dự giải có 72 VĐV thuộc 4 đội: Mông Hoá, Phú Minh, Dân Hạ, Đoàn khối các cơ quan huyện được tuyển chọn qua vòng sơ loại tại các cụm xã, thị trấn.

Brazil thể hiện đẳng cấp trước Scotland

Neymar là tác giả cả hai bàn trong chiến thắng 2-0 giao hữu của đội tuyển Brazil tối chủ nhật. Trận đấu diễn ra trên sân Emirates của Arsenal.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục