Một chuyên gia theo dõi bóng đá Việt lâu năm nhận định: “Cầu thủ có thể tự làm giá cho mình, nhưng không phải tất cả…”. Vậy đằng sau những mức giá chuyển nhượng “trên trời” đang nhảy nhót ở V-League, bàn tay nào đã góp phần thao túng?
Câu chuyện trên Wikipedia
Những ngày này, V-League đang xôn xao bởi thông tin CLB của CH Czech Slavia Praha đánh tiếng muốn mời Công Vinh sang thi đấu. Đây đúng là chuyện hiếm bởi sau vụ CLB Anh Everton muốn mời Văn Quyến sang thử sức ở đội trẻ cách đây ngót 8 năm, thì mới lại có một đội bóng ở châu Âu để ý và ngỏ lời với 1 cầu thủ ở tận Đông Nam Á xa xôi.
Tuy nhiên, khi chúng tôi kiểm tra thông tin này, có một điều khá lạ lùng là trên website chính thức của CLB Slavia Praha lại không có bất cứ dòng nào liên quan đến việc đội bóng Czech muốn mời Công Vinh về thi đấu. Hóa ra, tất cả những thông tin trên lại xuất hiện trên trang Wikipedia, một dạng bách khoa toàn thư mở mà bất cứ ai trên thế giới đều có thể chỉnh sửa thông tin theo ý mình. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bạn muốn cho “Chelsea đang nhắm tới Lee Nguyễn” hay đại loại như “Trọng Hoàng lọt vào mắt xanh của Atletico Madrid”… thì cũng được.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là tung thông tin kia lên, và nó có lợi cho ai? Chỉ biết sau khi cái tin “Công Vinh được Slavia Praha cũng như một số CLB Trung Đông để ý”, trên các trang báo, người ta đã thấy giá của Công Vinh tăng một cách vô tội vạ. Nếu con số 7 tỷ đồng mà HN T&T bỏ ra để có anh cách đây 3 năm vẫn có thể khiến nhiều người xuýt xoa, thì bây giờ, số tiền mà một đội bóng nào đó phải bỏ ra để có Công Vinh phải rơi vào tầm 10 đến 15 tỷ hay thậm chí là hơn nữa. Rõ ràng, việc được một đội bóng châu Âu nhòm ngó cho thấy cái “tầm” của Công Vinh hoàn toàn khác, và tất nhiên, giá cũng phải khác!
Ai được lợi?
Công Vinh là người được lợi nhất khi những thông tin kiểu ấy “lộng hành” trong giới. Nhưng có lẽ nào chính anh là người chủ động làm điều đó? Có thể có, cũng có thể không. Chỉ biết rằng, sau một cuộc trò chuyện của chúng tôi với 2 tay môi giới (hay còn gọi là “cò cầu thủ”) lành nghề, thì mới biết đằng sau những phi vụ chuyển nhượng ấy là những vấn đề không đơn giản. Các CLB thường chẳng bao giờ có thể làm việc trực tiếp được với các cầu thủ (và ngược lại), mà phải qua “cò” trung gian. Mà mỗi lần thực hiện được trót lọt 1 phi vụ, cầu thủ nhận tiền lót tay xong phải chia lại khoảng 1/3 số tiền đó cho “cò”. Như vụ Việt Thắng về Bình Dương với giá 9 tỷ đồng vừa rồi, bản thân anh chỉ cầm được khoảng 6 tỷ. 3 tỷ còn lại dành cho “công” tâng bốc cho một tiền đạo đã ngoài 30 tuổi của các tay “cò”. Chứ trên thực tế, mấy ai tin một người đã dần bên kia sườn dốc sự nghiệp như Việt Thắng lại có cái giá khủng đến mức đó.
“Cò” đang nắm giữ vai trò quan trọng trong mỗi phi vụ chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam. “Cò” không chỉ giúp các cầu thủ liên hệ với các đội bóng lắm tiền nhiều của để kiếm %, mà đôi khi còn bày cách, bày mưu cho các cầu thủ giở trò “bẩn” như giả vờ chấn thương, lĩnh thẻ đỏ hay vi phạm kỷ luật để CLB chán nản và mau chóng “tống cổ”. Tất cả sẽ được thực hiện trót lọt theo một kịch bản được dựng sẵn, mà cái đích của nó chính là những khoản tiền kếch xù. Trở lại với thông tin trên Wikipedia, nếu nó được tung lên bởi một tay “cò” nào đó, cũng không có gì lạ.
Chẳng biết, cái giá của Công Vinh (hay bất cứ cầu thủ nào khác trong kỳ chuyển nhượng sắp tới) sẽ dừng lại ở con số như thế nào, chỉ biết rằng, trong thời buổi thông tin nhiễu và dễ dãi như bây giờ, nếu các đội bóng không tỉnh táo, rất có thể họ sẽ phải mất một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với giá trị đích thực của “món hàng” tuyển mộ nào đó.
Vì sao Công Vinh từ chối Muang Thong? Với mức lương “khủng” 10.000 USD/tháng (tương đương 200 triệu đồng), CLB của Thái Lan do HLV Calisto dẫn dắt - Muang Thong United đang sẵn sàng trải thảm để mời Công Vinh về thi đấu. Tuy nhiên, Công Vinh đã tế nhị từ chối lời mời trên. Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù có chế độ lương hậu hĩnh, nhưng Muang Thong không có chế độ “lót tay” như ở Việt Nam. Nếu ở lại V-League, Công Vinh có thể nhận lương ít hơn, nhưng nhiều CLB sẵn sàng gửi vào tài khoản của anh đến 500.000 USD (10 tỷ đồng) để đổi lấy chữ ký của tiền đạo này. |
Theo ANTĐ
Sau hơn 1 tháng tập luyện, chiều qua BHL đội U19 Việt Nam đã tiến hành gút danh sách đội 20 tuyển thủ tham dự giải Vô địch Đông Nam Á tổ chức tại Yangon – Myanmar, chỉ tiêu HLV Triệu Quang Hà đặt ra trước giờ lên đường là vào tới trận Chung kết.
Tại giải cầu lông Việt Nam mở rộng vừa qua, Việt Nam chỉ có mỗi Tiến Minh tiến sâu dù cử lực lượng mạnh nhất. Trong khi đó, Malaysia dù chỉ cử sang đội hình 2 vẫn tiến sâu ở tất cả các nội dung. Thành công đó của Malaysia để lại cho cầu lông Việt Nam rất nhiều bài học.
Sau trận hòa lượt đi tại vòng 3 (3/9), tối nay Quang Liêm lại có một trận đấu lượt về không thành công nữa trước Bruzon. Tuy nhiên, một kết hòa trong nhiều tình huống tưởng thua đối với Liêm thực sự là điều may mắn.
Chưa có thêm bất ngờ lớn nào xảy ra trong ngày thi đấu thứ 6 của US Open 2011 khi các tay vợt hàng đầu ở cả giải nam lẫn nữ là Novak Djokovic, Roger Federer và Caroline Wozniacki, Serena Williams đều nhẹ nhàng giành quyền đi tiếp. Tuy nhiên, số tay vợt bỏ cuộc từ đầu giải đã lên tới con số kỷ lục là 14 người!
(HBĐT) - Chào mừng Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 49 năm, Báo Hoà Bình ra số đầu tiên ( 2/9/1962 – 2/9/2011), hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 1/9, Báo Hoà Bình đã tổ chức Giải cầu lông năm 2011. Tham dự giải có gần 30 VĐV của 5 phòng chuyên môn tham dự giải. Các VĐV đã thi đấu vòng bảng và đấu loại trực tiếp ở các nội dung: đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.
(HBĐT) - Càng gần ngày kỷ niệm Quốc khánh 2-9, ở các xóm, bản, KDC rộn rã các hoạt động thể thao, văn nghệ. Trong đó, các cuộc đấu giao hữu, giải thể thao cơ sở luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân.