Trần Tiến Đại được mệnh danh là "siêu cò" trong làng bóng đá Việt Nam.
Môi giới cho hầu hết các cầu thủ ngoại đang chơi bóng ở V-League, hạng Nhất, ông Trần Tiến Đại còn là đại diện cho nhiều cầu thủ nội, là đạo diễn của hàng loạt những thương vụ chuyển nhượng bạc tỷ ở Việt Nam.
Ông Trần Tiến Đại xuất thân là cầu thủ, từng chơi bóng cho Công an TP HCM. Thời còn xỏ giầy, không ai biết nhiều đến cái tên Trần Tiến Đại bởi ông này chỉ là cầu thủ dự bị. Đá bóng không giỏi nhưng ông Đại có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp. Ông còn được xem là người cầu tiến nhất và biết làm ăn, nắm bắt thời cơ tốt nhất trong giới cầu thủ Việt Nam. Treo giầy, ông Đại học ngoại ngữ, tập tành nghề HLV nhưng không thành.
Thời V-League mới khai sinh, nghề môi giới cầu thủ còn xa lạ và hầu như chưa ai biết đến khái niệm này.
Năm 2006, lần đầu tiên Liên đoàn bóng đá Việt Nam mở cuộc thi chứng nhận Đại lý cầu thủ FIFA. Ông Đại và Nguyễn Hoàng Nguyên là hai người dự thi nhưng cùng trượt. Chưa có giấy phép nhưng trên thực tế, từ thời điểm đó, ông Đại đã là người đại diện của hầu hết các ngoại binh đến Việt Nam.
Thời điểm ấy, nguồn cung cầu thủ rất ít. Để có người, ông Đại phải mày mò tự tay thu nhặt cầu thủ trôi nổi ở các nước châu Phi, Brazil làm nguồn cung cho mình. Không có chỗ tập luyện nhưng trước mỗi mùa bóng mới, ông Đại vẫn ồ ạt đưa cầu thủ vào Việt Nam, rong ruổi đi từ Nam chí Bắc gửi gắm. Nhờ mối quan hệ tốt với các đội bóng, “cò” Đại gửi được cầu thủ ở khắp V-League, hạng Nhất.
Vài năm đầu tiên, “hàng” của Trần Tiến Đại không được đánh giá cao về chất lượng. Thậm chí sau vụ Francis Clement – cầu thủ người Cameroon được “cò” Đại làm đại diện, chết trong quá trình thử việc ở đội QK4, nhiều đội bóng đã ngán nhà môi giới này.
Vài năm gần đây, nhờ sự tỏa sáng của vài cầu thủ Brazil, Nigieria, thương hiệu của “cò” Đại mới được tin tưởng. Samson Kayode, Timothy và trước nữa là Lazaro ở QK4 – những chân sút thuộc loại tốt nhất, đều là “hàng” của “cò” Đại.
Ban đầu chỉ môi giới ngoại binh nhưng dần dà, Trần Tiến Đại dần đạo diễn cả những thương vụ mua bán cầu thủ nội.
Bản thân các cầu thủ nội không phải ai cũng là người biết ăn biết nói. Vì thế, họ rất khó bắt liên lạc hoặc mặc cả về giá tiền mỗi khi muốn tới đội bóng mới. Vì lẽ đó, họ tìm tới “cò” Đại. Bằng tài ăn nói, ông Đại dễ dàng thổi giá cầu thủ từ vài trăm triệu đồng một năm lên tới hàng tỷ đồng. Tới nay, hầu hết các vụ chuyển nhượng cầu thủ nội đình đám nhất đều qua tay “cò” Đại. Bộ đôi Như Thành – Việt Thắng đến Ninh Bình với giá 8 tỷ đồng mỗi người, Phước Tứ đến Sài Gòn Xuân Thanh với giá 12 tỷ đồng… đều một tay “cò” Đại dàn xếp.
Có tài thổi giá cầu thủ lên hàng tỷ đồng, có tài lôi người từ bất cứ đội bóng nào, ông Đại cũng nổi tiếng là cắt “phế” cao. Giới cầu thủ vẫn kháo nhau rằng, chỉ qua tay “cò” Đại mới được giá. Vì thế ngay cả khi phải mất ít nhất 1/3 khoản tiền “lót tay” nhận được cho tay cò này, các cầu thủ vẫn tấp nập “nhờ anh Đại”. Có thông tin cho rằng, Phước Tứ sau khi đến Xuân Thành, chỉ nhận được 8 tỷ đồng dù hợp đồng mà trung vệ này ký có giá trị lên tới 12 tỷ đồng…
“Cò” Đại được nhiều cầu thủ quý mến nhờ đem đến cho họ những bản hợp đồng tiền tỷ. Nhiều người bị ông Đại bỏ rơi, phải tự mò mẫm tìm việc. Không chỉ làm “cò”, năm 2009, ông Đại còn làm Giám đốc điều hành đội Ninh Bình. Trong hai năm ở đây, ông Đại biến Ninh Bình thành nơi trung chuyển cầu thủ. Thậm chí, đã có người gọi Ninh Bình là cái “chợ” cầu thủ mà ông Đại làm giám đốc. Điều tiếng nhiều, “bầu” Trường phải sa thải ông Đại kèm theo lời bình luận, “những người như ông Đại đang phá nát bóng đá Việt Nam”.
Không riêng “bầu” Trường, nhiều CLB hiện đã “cạch” cò Đại bởi ông này được cho là đạo diễn của nhiều vụ “đi đêm”, đẩy giá cầu thủ lên quá cao. Điển hình nhất là trường hợp của Samson Kayode. Ông Đại từng liên hệ với Bình Dương đế Samson tới đội này nhưng sau đó lại quay sang bắt tay với Hà Nội T&T. Khi Samson tới Aletico Madrid, ông Đại tá hỏa bởi vụ chuyển nhượng đó ông không được đồng nào. May cho ông Đại là Samson buộc phải ở lại Hà Nội T&T vì những điều khoản ràng buộc đã ký ở bản hợp đồng ghi nhớ. Samson về Hà Nội T&T với khoản lót tay 900.000 USD trong ba năm nhưng như lời cầu thủ này nói, anh chỉ nhận được vài chục nghìn USD cho một năm, phần còn lại thuộc về “cò”.
Ông Đại hiện là giám đốc điều hành đội nhà giàu Sài Gòn Xuân Thành nhưng vẫn liên tục đưa cầu thủ ngoại tìm việc ở hạng Nhất, V-League và sẵn sàng làm “giúp đỡ” cho bất cứ cầu thủ nội nào muốn đổi chỗ làm việc.
Theo VnExpress
Sau chuyến rèn thể lực tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đội BĐ nữ Việt Nam trở lại Trung tâm Đào tạo LĐBĐ Việt Nam (Hà Nội) để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á 2011.
Thật sai lầm nếu đánh giá thấp cơ hội giành chức vô địch của Chelsea mùa bóng này – HLV Manchester United Alex Ferguson phát biểu trước cuộc đại chiến giữa Manchester United và Chelsea cuối tuần này trên sân Old Trafford.
Việc Sebastian Vettel giành chiến thắng tại Monza đã khiến các đối thủ phải thừa nhận rằng cuộc đua giành ngôi VĐTG đã chấm dứt. Tuy nhiên, với 6 chặng đua còn lại, ngôi á quân vẫn còn bỏ ngỏ.
Tối 15/9, tại CLB Phú Thọ TPHCM, tay vợt Huỳnh Phương Đài Trang (Đà Nẵng) đã bảo vệ thành công chức vô đich đơn nữ giải quần vợt toàn quốc khi thắng Trần Lam Anh (Tanimex ) 2-0 trong trận chung kết.
Với bàn thắng gỡ hòa 1-1 ở trận đấu với Benfica đêm thứ 4 vừa qua, tiền vệ người xứ Wales đã tự mình phá hai kỷ lục tại Champions League. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nét “chấm phá” về “kho kỷ lục” đồ sộ mà Giggsy đang nắm giữ.
Nếu có mặt đầy đủ 28 vị Chủ tịch CLB của V-League và hạng Nhất, nói như ông Võ Quốc Thắng, có lẽ mất tới mấy ngày mới đủ thời gian để họ nói và bàn về các giải pháp phát triển bóng đá Việt Nam. Cuộc đối thoại vào chiều qua giữa các ông chủ CLB Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An, Hà Nội ACB và Khatoco Khánh Hòa theo ông mới chỉ là sự khởi đầu cho một chuỗi ngày dài để tất cả cùng xắn tay vào cứu bóng đá khỏi tình trạng suy thoái hiện nay…