Các cô gái vàng của bóng đá nữ Việt Nam luôn thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Ảnh: Ngọc Quân

Các cô gái vàng của bóng đá nữ Việt Nam luôn thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Ảnh: Ngọc Quân

Hôm nay (14-10), đội tuyển bóng đá nữ quốc gia sẽ lên đường dự Giải vô địch Đông Nam Á tại Lào, nhưng vẫn chưa có bất cứ lời hứa treo thưởng nào từ các doanh nghiệp.

 

Đội bóng đá nữ lặng lẽ bao nhiêu thì đội bóng đá nam lại rình rang bấy nhiêu. SEA Games vẫn còn 3 tuần nữa mới diễn ra, nhưng thầy trò Falko Goetz đã được treo thưởng 1 triệu USD. Nhìn cảnh đội bóng đá nữ sao mà giống phận con nhà nghèo học giỏi, còn đội bóng đá nam chẳng khác những chàng công tử con nhà giàu, luôn được mẹ cha cưng chiều mà học mãi chưa giỏi.

Nói chuyện con nhà nghèo học giỏi, từng có nhiều diễn đàn được tổ chức để lý giải vì sao thủ khoa các trường đại học thường là con nhà nghèo. Có người cho rằng, con nhà nghèo chịu nhiều thiệt thòi thường có ý chí phấn đấu cao hơn, đó là nguyên tắc bù trừ của cuộc sống. Lại có người cho rằng, con nhà giàu thường được chăm lo đầy đủ, được thỏa mãn mọi ham muốn từ khi còn bé nên thường thiếu kiên trì, thiếu ước mơ và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực. Bởi lẽ, như người ta đã lý giải, cốt lõi của thành công là sự thử thách của số phận và đương nhiên con nhà nghèo sẽ có nhiều cơ hội được rèn luyện, thử thách hơn. Dường như ông trời không cho ai tất cả bao giờ.

Trở lại chuyện bóng đá, tuần vừa rồi ở sân Pleiku (Gia Lai), đã có không ít người xúc động khi chứng kiến hình ảnh các cầu thủ U.21 Việt Nam hát Quốc ca rất hào hùng trong trận chung kết Giải Bóng đá U.21 quốc tế với đối thủ Iran. Đội U.21 Việt Nam gồm hầu hết là những cầu thủ trẻ và cũng không được ai treo thưởng tiền tỷ, nhưng khi ra sân là đá với tinh thần của người lính ra trận. Bất chấp trời mưa to, mặt sân lầy lội, những chàng trai trẻ đó vẫn mắm môi, mắm lợi thi đấu như thể đó là trận đấu cuộc đời. Cũng như các "cô gái vàng" của bóng đá nữ Việt Nam từng giành 4 ngôi vô địch SEA Games, các cầu thủ U.21 đều còn nghèo, chưa được làm quen với những khoản lót tay tiền tỷ của bóng đá chuyên nghiệp, nhưng tinh thần thi đấu của họ thì đến ĐTQG cũng phải học hỏi.

Thế nên, khi nghe chuyện các cầu thủ U.23 Việt Nam được treo thưởng 1 triệu USD, nhiều người không khỏi xót xa khi đồng tiền chưa được dùng thật đúng chỗ. Điều mà người ta cần làm nhất chính là lý giải cho các cầu thủ rằng họ phải chiến thắng vì lá cờ đỏ, sao vàng trên ngực trái chiếc áo của họ chứ không phải vì số "tiền mồi nhử" kia. Giờ đây, đội U.23 Việt Nam cũng chẳng khác những chàng công tử con nhà giàu, được cha mẹ treo thưởng nào là chiếc PS, SH… thậm chí là xế hộp nếu đứng thủ khoa, nhưng có mấy khi ngôi thủ khoa đến với những cậu học trò học chỉ vì những phần thưởng như trên. Thế nên, người ta có quyền nghi ngờ tác dụng của khoản treo thưởng trên. Thậm chí, không chừng chính sức ép từ khoản tiền 1 triệu USD đó có thể làm các cầu thủ U.23 Việt Nam ngã trước vạch đích. Và trong tương lai, nếu không được treo thưởng lớn thì liệu rằng những cầu thủ đã quen với những khoản "tiền nhử" mới chịu đá đó có chịu đá hết mình vì màu cờ sắc áo Tổ quốc?

Số tiền thưởng cho U.23 Việt Nam sẽ lớn hơn 1 triệu USD

Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, VFF chưa công bố mức treo thưởng cho đội U.23 Việt Nam, bởi còn cân nhắc thời điểm thích hợp. Ông Hỷ tiết lộ số tiền này có thể không nhiều bằng con số nửa triệu USD của các ông bầu, nhưng sẽ ở mức xứng đáng với thành tích mà U.23 Việt Nam đạt được. Ngoài ra, ông Hỷ cũng cho biết nhiều doanh nghiệp đã liên hệ với VFF để thưởng cho U.23 Việt Nam, nhưng chưa tiện công bố. Theo ông Hỷ, nếu giành HCV thì số tiền thưởng cho U.23 Việt Nam sẽ cao hơn nhiều con số 1 triệu USD.

Vinh Phương

                                        Theo HaNoiMoi



Các tin khác


ASEAN Para Games 12: Ngày thi đấu đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 3/6, trước thềm lễ khai mạc chính thức Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), tại Sân vận động quốc gia Morodok Techo và Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia thi đấu 2 môn đầu tiên là cầu lông và cờ vua. 

Nhiều tân binh góp mặt trong đợt hội quân tháng 6/2023 của ĐT U23 Việt Nam

Đây cũng là đợt tập trung hướng tới Vòng loại U23 châu Á 2024 nên không bất ngờ khi có thêm nhiều gương mặt mới được trao cơ hội.

ASEAN Para Games 12: Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự đại hội

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12) đã diễn ra vào sáng 2/6, tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Campuchia Morodok Techo ở ngoại ô thủ đô của Vương quốc Campuchia.

ASEAN Para Games 12: Các địa điểm thi đấu đã sẵn sàng

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trước thềm khai mạc Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), nước chủ nhà Campuchia đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ thi đấu tại 7 địa điểm trên địa bàn thủ đô Phnom Penh.

Bất ngờ với đối thủ chất lượng giao hữu cùng tuyển futsal Việt Nam trong chuyến tập huấn tại Nam Mỹ

Tối 31/5, đội tuyển futsal Việt Nam với lực lượng gồm 16 cầu thủ dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Giustozzi Diego Raul đã đáp chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh đi tập huấn tại Nam Mỹ, với hai điểm đến là Paraguay và Argentina.

Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường tham dự ASEAN PARA Games 12

Sáng 31/5, tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tặng hoa và tiễn các vận động viên thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường sang Campuchia dự ASEAN PARA Games 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục