Bằng niềm say mê và tài năng của mình, Tiến Minh đã làm rạng danh cầu lông Việt Nam. Đứng trong tốp mười của thế giới đã là một kỳ tích, bảo vệ được thành công vị trí đó trong gần hai năm là một điều không phải ai cũng làm được. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết nỗi lòng của anh khi một mình chinh phục đỉnh cao.
Làm quen với cầu lông từ khi lên mười, nhưng quá trình bước lên chuyên nghiệp của Tiến Minh mới bắt đầu ở tuổi 18 và phần lớn nhờ vào nỗ lực cá nhân. Không có thầy riêng và giáo án đặc biệt, Tiến Minh hằng ngày tự cần mẫn luyện tập và ráo riết rèn thể lực. Nỗ lực phấn đấu của anh đã được khẳng định sau những cuộc tranh tài nảy lửa và đăng quang tại các giải đấu trong nước, khu vực và quốc tế, từng bước đưa cái tên Nguyễn Tiến Minh xứng danh tầm thế giới.
Cho đến nay, khi bộ sưu tập huy chương, bằng khen của Tiến Minh đã được tính bằng con số hàng trăm, nhiều người vẫn nghĩ cuộc sống của tay vợt số một Việt Nam này luôn tràn đầy sự viên mãn và hạnh phúc. Thế nhưng, thành công mà anh có được ngày hôm nay là kết quả của cả chặng đường dài thăng trầm với những giọt mồ hôi và nước mắt.
Là vận động viên (VĐV) cầu lông có thu nhập cao nhất Việt Nam, nhưng Tiến Minh chưa bao giờ hoang phí đồng tiền, thậm chí anh luôn phải đau đầu tính toán chi tiêu những đồng tiền ấy một cách hợp lý nhất ở mỗi giải đấu lớn.
Tiến Minh gần như đơn độc trong làng thể thao Việt Nam khi phải tự bỏ tiền để tập luyện và đi thi đấu. Tuy nhiên, anh lại có cách nghĩ mà không mấy VĐV Việt Nam có được: Đất nước còn khó khăn, mỗi cá nhân phải nỗ lực hết sức cho niềm vinh quang chung, không bao giờ chờ đợi và oán thán. Chỉ có khát vọng và niềm đam mê mới giúp Tiến Minh quên đi bất cập đang tồn tại trong lòng thể thao Việt Nam.
Cũng chỉ có khát vọng ấy mới giúp Minh không so đo với các VĐV khác trong tốp mười thế giới, những người luôn được trang bị rất đầy đủ, có đủ đội ngũ từ người quản lý tới HLV chuyên môn, thể lực… trong quá trình tập luyện hay thi đấu. Trong khi đó, Tiến Minh phải độc hành, tự lo thủ tục giấy tờ, lo ăn uống, chỗ nghỉ ngơi, không đồng đội bên cạnh ủng hộ sẻ chia, thậm chí được đội nào cho tập nhờ là tốt lắm rồi… trên những chặng đường du đấu.
Tay vợt số một của Ấn Độ hiện đang nằm trong tốp 30 thế giới, Kashyap đã rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Tiến Minh kể về việc gần như không có tài trợ: "Nếu tôi đứng hạng bảy thế giới như anh thì giờ này tôi dư sức sắm được biệt thự, xe hơi, cũng như tha hồ kiếm tiền từ tài trợ...".
Với những thành công đã đạt được, Tiến Minh xứng đáng là một trong những thương hiệu lớn nhất của thể thao Việt Nam, chỉ có điều Liên đoàn cầu lông Việt Nam cũng như đơn vị chủ quản thành phố Hồ Chí Minh không biết tận dụng để tạo nguồn thu, kích thích phong trào cầu lông phát triển hay xa hơn là xây dựng một hình mẫu thể thao chuẩn mực cho giới trẻ hướng đến.
Bản thân Tiến Minh không xuất thân nghèo khó, đến thể thao để mong đổi đời. So với nhiều VĐV khác, Minh thừa nhận mình may mắn vì không phải lo lắng về vật chất. Anh đến với cầu lông bởi đam mê tột cùng đối với môn thể thao này.
Vậy mà khi anh trụ vững ở tốp 10 hai năm nay, vẫn không có nhà tài trợ hay doanh nghiệp nào đến để quảng bá thương hiệu thông qua anh. Việc hãng Yonex hay Victor tài trợ chủ yếu là trang phục thi đấu cho anh không thể tính đến bởi rất nhiều VĐV trên thế giới được tài trợ theo dạng này. Còn chuyện Becamex tài trợ cho Tiến Minh xuất phát từ lý do cá nhân, tình cảm của lãnh đạo Becamex với anh.
Ở các nước khác họ không ngại đầu tư kinh phí và thường xuyên cho vận động viên của mình đi thi đấu khu vực và quốc tế để nâng cao trình độ lẫn kinh nghiệm. Còn Minh phải bỏ tiền túi và lâu dần thì đó là một gánh nặng mà gia đình Minh phải suy nghĩ đắn đo. Nhìn sang Ma-lai-xi-a mà xem, mới đây Liên đoàn cầu lông của họ đã kiếm được một gói tài trợ lên tới hơn 13 triệu đô-la với thời hạn sáu năm nhờ biết tận dụng thương hiệu từ những tay vợt hàng đầu của họ, điển hình là Lee Chong Wei.
Nhìn lại mới thấy trường hợp Tiến Minh quả thật rất đáng phải suy nghĩ.
Bước sang 29 tuổi và hơn mười năm cầm vợt, vinh quang nhiều và cái giá phải trả cũng không ít, cầu lông giờ đây với Tiến Minh không chỉ là đam mê, mà là nghề, là trách nhiệm với bản thân.
Gần đây, người ta hay đề cập với Tiến Minh hai vấn đề: chuyện giải nghệ và lập gia đình. Nhưng hãy vào phòng của Minh mà xem, nhìn những ba lô, túi xách chuẩn bị cho những chuyến đi xa hãy còn ngổn ngang, nhìn vào sự khổ luyện của anh cho những giải đấu triền miên và lịch tập luyện dày đặc, câu trả lời đã quá rõ ràng.
Sẽ không quá đáng khi có nhiều ý kiến cho rằng, thể thao Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư đúng mực cho những nhân tài hiếm hoi như anh. Và, sau Tiến Minh là cả khoảng trống mênh mông với những thế hệ kế cận.
Phía trước, Minh vẫn còn nhiều cơ hội chinh phục những đỉnh cao, mà gần nhất là Ô-lim-pích 2012.
Theo Nhan Dan
Để vượt qua Juan Martin del Potro trong trận bán kết Dubai Championships, “tàu tốc hành” thắng cả hai set với tỷ số 7-6 (5), 7-6 (6).
Khán giả hâm mộ cờ vua Việt Nam sẽ có cơ hội xem Quang Liêm thi đấu với các tên tuổi hàng đầu thế giới nếu như: Manug Carsel (2835, hạng 1), Levon Aronian (2820, hạng 2) tại giải Tal Memorial, nếu Quang Liêm vượt qua 12 ứng cử viên còn lại trong danh sách.
Không còn tham vọng tranh ngôi vô địch, nhưng cả Arsenal và Liverpool đều có chung một mục đích hướng đến là vị trí thứ 4 của mùa giải năm nay. Và điều đó khiến tại Anfield đêm nay vẫn là trận cầu thuộc dạng “6 điểm” như các cuộc chiến trước của hai đội.
Do bị phản đối khá nhiều ở mùa giải năm ngoái, UEFA quyết định giảm giá vé đáng kể trong trận chung kết Champions League ở Munich năm nay. Theo đó, để sở hữu tấm vé rẻ nhất, CĐV
Đang gặp nhiều khó khăn ở giải quốc nội, SL Nghệ An lại phải tính toán cho cả AFC Cup. Cuộc tiếp đón Kiên Giang trên sân Vinh là màn kiểm duyệt thuận lợi trước khi bước vào sân chơi châu lục. Cùng lúc, Navibank SG có chuyến làm khách rủi ro tại Nha Trang...
Ba ngôi sao quần vợt hàng đầu thế giới Roger Federer, Novak Djokovic và Andy Murray đã hội tụ rại bán kết Dubai Tennis Championships sau những chiến thắng đẹp mắt.