50 tỉ đồng là số tiền thu từ việc bán bản quyền truyền hình các giải chuyên nghiệp cho Hội đồng Bảo trợ bóng đá Việt Nam gồm 10 doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1.000 tỉ đồng/năm.

 

Con số này hiện tại vẫn chưa thu đủ và đang đứng trước nhiều thách thức ở mùa giải 2013. Khoản thu lớn nhất của VPF để trang trải mọi hoạt động của mình ở mỗi mùa giải, chủ yếu đến từ bản quyền truyền hình, bên cạnh nguồn tài trợ chính của Eximbank với mức 30 tỉ mỗi năm. Theo tham vọng của bầu Kiên (trước khi bị bắt), VPF sẽ thu từ Hội đồng bảo trợ là 10 doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1.000 tỉ, năm đầu tiên là 5 tỉ đồng, năm 2013 là 7,5 tỉ đồng/thành viên và năm 2014 là 10 tỉ đồng/thành viên.
 
Theo tiết lộ của VPF, 10 thành viên của Hội đồng bảo trợ trong năm 2012 là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank) và Ngân hàng Bản Việt.
 
Theo đúng hợp đồng giữa VPF và các thành viên này, tiền sẽ được chuyển về VPF khi mùa giải kết thúc. Tuy nhiên đến thời điểm này, như thừa nhận của Phó TGĐ VPF Phạm Phú Hòa, VPF vẫn chưa nhận được đầy đủ số tiền 50 tỉ. Trước đó- theo tiết lộ của VPF- mới chỉ có HA.GL đã thực hiện đúng cam kết là chuyển 5 tỉ cho VPF.
 
Tuy nhiên cũng theo ông Hòa, việc chuyển tiền chỉ là vấn đề thời gian và thủ tục, bởi các thành viên đều đã được đáp ứng đầy đủ thời lượng phát sóng quảng cáo và các quyền lợi khác.Việc thu toàn bộ 50 tỉ từ Hội đồng bảo trợ nếu nói như ông Hòa, dường như sẽ hoàn tất trong năm nay. Tuy nhiên, bài toán sẽ thực sự nan giải vào năm tới, năm mà nền kinh tế thế giới tiếp tục không có dấu hiệu phục hồi.
 
Bản thân VPF đã lường trước khó khăn, nên trong một cuộc họp mới đây, các thành viên HĐQT đã thống nhất hạ mức thu theo dự kiến là 75 tỉ xuống còn 50 tỉ như cũ. Với số tiền 5 tỉ/thành viên, ông Hòa cho rằng đó không phải là những số tiền quá lớn với các doanh nghiệp có mức lợi nhuận trên 1.000 tỉ đồng/năm, nên VPF không phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, trong nền kinh tế có nhiều biến động, bóng đá Việt Nam cũng đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề.
 
Vừa qua, BCH VFF đã phải lên phương án tổ chức giải không có đủ số đội tham dự. Cụ thể ở V.League chỉ còn 12 đội, trong khi ở hạng Nhất là 8 đội. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên Hội đồng bảo trợ. Đơn giản, với số đội ít như vậy, đồng nghĩa với việc các trận đấu được truyền hình trực tiếp sẽ ít đi, dẫn đến thời lượng quảng cáo không còn nhiều như mùa giải 2012.
 
Chưa biết Hội đồng bảo trợ và VPF sẽ đàm phán lại vấn đề này như thế nào, nhưng việc VPF tuyên bố vẫn thu đủ 50 tỉ thì có quá lạc quan? Bản thân ông Hòa cũng cho rằng, việc một vài doanh nghiệp rút khỏi Hội đồng bảo trợ là chuyện mà VPF sẽ phải lường trước, nên sắp tới, sẽ rà soát lại toàn bộ để có kế hoạch chuẩn bị cho mùa giải 2013 thật chu đáo.
 
Chuyện một vài thành viên bỏ cuộc là gần như sẽ xảy ra, bởi ngoài việc nền kinh tế suy thoái, quyền lợi bị cắt giảm, thì một trong những nguyên nhân chính là do bầu Kiên bị bắt.  Nhiều người cho rằng, Hội đồng bảo trợ chủ yếu đều có mối quan hệ với bầu Kiên, nên khi ông bầu này bị bắt chưa biết bao giờ mới được thả, thì chuyện các doanh nghiệp rút lui cũng dễ hiểu.
 
Đó là chưa kể sau những gì đã xảy ra với bóng đá Việt Nam thời gian vừa qua- từ CLB đến ĐTQG, thì những doanh nghiệp dù yêu bóng đá Việt Nam đến mấy cũng cảm thấy thất vọng, xem xét lại sự đầu tư của mình cho bóng đá nước nhà. Chẳng doanh nghiệp nào muốn thương hiệu của mình gắn với các trận đấu kém hấp dẫn, thường xuyên xảy ra bạo lực sân cỏ, công tác trọng tài có nhiều vấn đề...
 
Trong bối cảnh như vậy, việc VPF vẫn tuyên bố thu đủ 50 tỉ trong mùa giải 2013 quả là một thách thức lớn. Mà ngay cả thời điểm này- tức là chỉ còn ít ngày nữa là năm 2012 kết thúc- VPF cũng đã thu đủ số tiền đó từ Hội đồng bảo trợ đâu?

 

                                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục