Cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn, đấu tranh với tiêu cực, hướng tới bóng đá trong sạch và chuyên nghiệp.

Cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn, đấu tranh với tiêu cực, hướng tới bóng đá trong sạch và chuyên nghiệp.

Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vừa kết thúc với nhiều kỳ vọng thay đổi mạnh mẽ, ngay lập tức đã đối mặt thực tế khá cay đắng. Vụ cá độ và dàn xếp tỷ số của các cầu thủ CLB XM The Vissai Ninh Bình có lẽ chỉ là "giọt nước tràn ly" và buộc họ phải ra tay xử lý khi chính lãnh đạo Câu lạc bộ (CLB) "tự tố cáo" các cầu thủ của mình.

 

Khi tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng nhậm chức và có tuyên bố hùng hồn về nhiệm vụ chấn chỉnh đạo đức cầu thủ, làm trong sạch nền bóng đá Việt Nam thì lại xảy ra vụ tiêu cực nêu trên. Điều đáng buồn là hơn một nửa số cầu thủ của CLB "dính chàm" còn khá trẻ, phần lớn là trụ cột của đội XM The Vissai Ninh Bình, trong đó, sáu người là tuyển thủ quốc gia và đội tuyển U23. Sự nghiệp chỉ mới bắt đầu, nhưng đáng tiếc, họ đã ngã ngựa quá sớm và có khả năng nhiều người trong số họ sẽ phải vĩnh viễn chia tay bóng đá".

Không những quay lưng, phản bội niềm tin yêu và sự mến mộ của người hâm mộ, họ còn phụ lòng huấn luyện viên và lãnh đạo CLB, những người đã tin cậy, bỏ tiền của đầu tư cho đội bóng, tạo việc làm và thu nhập cho họ, một mức thu nhập khá cao trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.

Tuy nhiên, vấn nạn cá độ và dàn xếp tỷ số đã âm ỉ, kéo dài từ nhiều năm qua, chưa có biện pháp giải quyết một cách kiên quyết, triệt để bởi sự bao che, dung túng của một số lãnh đạo CLB qua cách xử lý nhiều khi quá ư nhẹ nhàng, chỉ mang tính nội bộ. Không phải đến bây giờ, lãnh đạo đội XM The Vissai Ninh Bình mới phát hiện ra vụ việc, mà họ đã biết từ trước đó qua các thông tin nắm bắt được từ những mùa giải trước và chỉ buộc lòng đưa ra pháp luật khi đã bất lực. Khuyến cáo, răn đe đã "đầu" hàng trước nạn cá độ và dàn xếp tỷ số.

Khi các triệu chứng không được "bắt mạch" chữa trị ngay, cùng với thời gian, căn bệnh càng trầm trọng, gây bức xúc dư luận. Vụ nhóm cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam tham gia cá độ đã có hai thành viên phải vào vòng lao lý có vẻ vẫn như "nước đổ lá khoai". Vụ việc lần này gây sốc hơn bởi số lượng (nhiều cầu thủ trong một đội bóng tham gia) và mức độ táo tợn (khi các cầu thủ công khai gọi điện trước đồng đội để "làm độ"). Chỉ khi cái nhọt bọc vỡ bung, người hâm mộ mới biết rằng, họ không chỉ cá độ, dàn xếp tỷ số ở trận đấu này mà rất có thể đã "ăn" quen như thế nhiều lần, không chỉ trong phạm vi một đội bóng mà còn liên quan cầu thủ đội bóng khác, từ cấp CLB đến đội tuyển quốc gia, từ giải trong nước đến quốc tế, đồng thời lây lan sang cả giới trọng tài. Bên cạnh việc cá độ, bán độ bị phát giác là không ít chuyện liên quan đến cách tiêu xài, ăn chơi, cờ bạc, vay nợ tiền đầm đìa rồi bị dân giang hồ xử của giới "quần đùi, áo số"... đang có xu hướng lan tràn trong một bộ phận cầu thủ.

Dư luận đã nhiều lần cảnh báo những tiêu cực của bóng đá Việt Nam. Nhưng tiếng nói ấy thường không mấy được những người có trách nhiệm lưu tâm, thậm chí là phớt lờ. Thí dụ, việc những người quản lý, điều hành bóng đá và lãnh đạo các đội thường xuyên nhận được tin nhắn tố cáo cầu thủ bán độ (thật lạ là những lời tố ấy luôn trùng khớp với những gì diễn ra trên sân), song biểu hiện "có mùi" như vậy vẫn bị cho qua bởi lập luận "làm gì có bằng chứng" hoặc lối hành xử "đóng cửa", nội bộ bảo nhau. Trước đây, Ban Tư vấn đạo đức của VPF, một tổ chức tự nguyện của những người tâm huyết và có uy tín với bóng đá Việt Nam ra đời với mong muốn mang lại sự thay đổi và làm trong sạch bóng đá, từng chỉ ra rất nhiều biểu hiện tiêu cực ở từng trận đấu của các giải bóng chuyên nghiệp nước ta. Thế nhưng, mọi phát hiện và kiến nghị của họ đều rơi vào im lặng. Không được ủng hộ, tổ chức của những người yêu bóng đá "sạch" này đã phải "chán nản ngừng hoạt động".

Tiêu cực dàn xếp tỷ số, cá độ, bán độ đã ngấm vào "máu" của bóng đá Việt Nam. Nguyên nhân chính là sự quản lý lỏng lẻo, ngại trách nhiệm của lãnh đạo VFF và các câu lạc bộ, không dám và không kiên quyết loại bỏ tiêu cực. Đến thời điểm này, hơn lúc nào hết, bóng đá Việt Nam đang cần một cuộc đại "giải phẫu", trong đó bao gồm cả cách điều hành, quản lý. Ngay khi tiếp nhận những thông tin tố cáo bán độ từ chính lãnh đạo CLB XM The Vissai Ninh Bình, lãnh đạo VFF đã khẳng định, sẽ sát cánh "cắt bỏ những khối u ác tính, trả lại cơ thể khỏe mạnh cho bóng đá, cho dù có đau đớn đến đâu, thậm chí có phải làm lại từ đầu".

Dư luận và người hâm mộ chờ đợi sự nghiêm minh của pháp luật để loại bỏ tiêu cực ra khỏi đời sống bóng đá; chờ đợi Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và ban lãnh đạo mới của VFF không chỉ nói mà phải làm ngay, minh bạch, kiên quyết và triệt để, cho dù phải "thay máu".

 

 

                                                                        Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024

Mục tiêu của Thể thao Việt Nam đặt ra là giành từ 12 - 15 suất chính thức Olympic Paris 2024.

Cơ hội để Jannik Sinner soán ngôi số một thế giới của Djokovic

Nếu giành vị trí á quân Roland Garros, Jannik Sinner sẽ vươn lên ngôi số một thế giới của ATP, kể cả khi Novak Djokovic bảo vệ thành công chức vô địch tại Pháp.

Trên 400 vận động viên tham gia giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động

Sáng 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức giải bóng chuyền hơi công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Olympic Paris 2024 Các vận động viên tăng tốc luyện tập

Thể thao Việt Nam hiện nay có 10 vận động viên (VĐV) giành suất tham dự Olympic Paris 2024 là: Trịnh Thu Vinh, Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Thùy Linh, Lê Đức Phát (cầu lông), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Nguyễn Thị Hương (canoeing), Phạm Thị Huệ (rowing). Các VĐV đang dồn sức tập luyện với quyết tâm cao để hy vọng có thành tích cao, song hy vọng có huy chương là không dễ dàng.

Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam giành suất dự giải châu Á

Ngày 14/5, theo thông tin từ Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 16 tay vợt của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Việt Nam đang tranh tài tại Giải Vô địch Bóng bàn trẻ Đông Nam Á 2024 diễn ra tại Malaysia. Với thành tích xuất sắc tại Giải, các tay vợt bóng bàn trẻ Việt Nam đã giành quyền tham dự Giải Vô địch trẻ châu Á 2024.

Lịch thi đấu chính thức Euro 2024

UEFA Euro 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/6 đến 15/7 tại Đức mùa hè này. Chủ nhà Đức, đương kim vô địch Italy cùng với Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bỉ là những ứng cử viên vô địch hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục