Những năm gần đây, trò chơi đi cà kheo được tổ chức thành môn thi đấu tại các lễ hội.
(HBĐT) - Ngày xuân, cùng với hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian có sức hút đặc biệt bởi nét độc đáo, đặc sắc. Nếu như đến với người Mông chúng ta được hòa mình cùng không gian tình tứ của các chàng trai, cô gái trong ngày hội ném pao, sôi động cùng hội ném còn với người Thái, Mường, Tày hay cùng trải nghiệm với các trò chơi kéo co, đánh đu, đi cà kheo hấp dẫn, thú vị... Trò chơi dân gian đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trước mỗi độ Tết đến, xuân về và ẩn chứa trong đó là giá trị tâm linh, khát vọng sống của từng dân tộc.
Đặc sắc trò chơi dân gian
Trước Tết Nguyên đán, đi khắp các vùng Mường: Bi, Vang, Thàng, Động chúng ta dễ dàng bắt gặp những cột đu được người dân. Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai, cô gái được dịp phô bày trong trò chơi dân gian này. Trong suốt lễ hội, các đôi trai gái trong làng nô nức đánh đu, cùng tìm hiểu giao duyên.
Nếu người Mường có đu vôi, đánh mảng thì người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) lại có trò chơi ném pao rất đặc trưng. Ném pao là trò chơi không thể thiếu trong những ngày hội truyền thống, lễ tết của người Mông. Để tham gia, người chơi phân chia làm 2 đội nam và nữ với khoảng cách 5 - 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đội thắng quy định.
Ném còn là trò chơi phổ biến của dân tộc Thái, Mường, Tày mỗi độ xuân về. Chỉ cần một bãi đất bằng phẳng ven sông, suối hay giữa bản rồi dựng một cây tre cao từ 9 - 15 m, đầu cây buộc một vòng tròn. Chơi ném còn chia làm hai đội, mỗi đội có từ 1 - 5 người đứng hai bên cây sào, tung quả còn lọt vào tâm vòng tròn trên cây sào là đội thắng cuộc. Kẻ ném, người bắt, cười nói rộn rã trong nắng xuân. Ngoài ra, tại các lễ hội xuân còn tổ chức thi nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, sôi nổi khác như kéo co, đi cà kheo, chọi gà...
Mỗi trò chơi đều ẩn chứa khát vọng, mong ước của con người
Trò chơi dân gian ngày Tết không hẳn chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Mỗi trò chơi đều ẩn chứa giá trị tinh thần, khát vọng, mong ước tốt đẹp về tình yêu lứa đôi, về cuộc sống bình yên cho bản thân và gia đình. Tính triết lý của tục chơi đu mang tính dân tộc đằm thắm, sâu sắc. Bốn cột tượng trưng cho bốn phương, thang đu thể hiện đôi cánh ước mơ bay lên làm chủ bầu trời, khát vọng bay bổng trong tâm hồn. Khi trai gái đánh đu cũng là lúc họ tình tứ tìm hiểu đã có rất nhiều cặp trai gái nên nghĩa vợ chồng từ đây.
Ném pao được xem là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người dân tộc Mông. Quả pao còn là một vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa. Từ quả pao, chàng trai người Mông có thể phần nào hiểu được tính cách và khả năng của cô gái bởi một người phụ nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt. Cùng nhau ném pao, họ trao cho nhau tình cảm. Khi chàng trai đã ưng cô gái sẽ giữ lại quả pao để lấy cờ tìm gặp, hẹn hò, đến khi cảm thấy hợp sẽ kết duyên vợ chồng. Đây được xem là nét đặc sắc, tính nhân văn của trò chơi này.
Đối với trò chơi ném còn. Ông Lò Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm VH - TT huyện Mai Châu cho biết: Quả còn tượng trưng cho dương, còn vòng tròn dán giấy đỏ trên cây sào tượng trưng cho âm. Người Thái chơi ném còn thể hiện ý muốn âm - dương hòa hợp và mang ý nghĩa phồn thực. Khi tổ chức hội thi ném còn, quả còn thường hướng về đầu nguồn sông hay suối chính là hướng về các bản làng người Thái vì người Thái thường sinh sống bên đầu nguồn con nước. Còn đối với người Mường, trò chơi ném còn được ví là bà mối xe duyên. Khi chơi, bên nào thua sẽ để lại tín vật cho người thắng cuộc giữ. Thông thường, bên thua là nam, sau hội tung còn, các chàng trai tìm đến các cô gái lấy cớ xin lại tín vật để tìm hiểu, kết duyên. Với người Tày, ném còn có ý nghĩa cầu mùa, cầu may mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...
Nguyễn Hồng
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Theo đó, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các nhà trường có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các câu lạc bộ thể thao, các hội thể thao học sinh, sinh viên hoạt động.
(HBĐT) - Trong phòng tập lớp bôxing - đấm bốc (hay quyền Anh) của trường PT năng khiếu TD-TT (Sở VH - TT&DL), không khí tập luyện của thầy, trò thật sôi nổi. 9 nữ, 1 nam, nhóm 2 người này đang đấu đối kháng, nhóm kia đang luyện những đòn đánh với hình nộm hay dụng cụ tập luyện. Âm thanh vang lên chỉ là “bốp”, “bụp” cùng lời chỉ dẫn của các thầy giáo. HLV Hoàng Văn Tuần và HLV Phùng Tiến Thế (phụ trách bộ môn) cho biết: Từ nhiều địa phương lên học lớp năng khiếu, các em đều bộc lộ được khả năng và nhất là luôn biết lắng nghe chỉ dẫn của các thầy. Không em nào có dấu hiệu lơ là, chủ quan hay xao nhãng việc tập luyện, học hành.
(HBĐT) - Năm 2014 là năm diễn ra sự kiện Đại hội TD-TT cấp tỉnh lần thứ V với nhiều sự kiện, giải đấu quan trọng. Đây là dịp để các đơn vị khẳng định thế mạnh thể thao của địa phương và chỗ đứng trong phong trào TD-TT toàn tỉnh.
(HBĐT) - Tại nhiều giải vô địch xe đạp quốc gia, chứng kiến HLV Trần Đại Nghĩa bồn chồn, đi lại tại chân dốc đồi ông Tượng (TP Hòa Bình) mới thấy hết cái tâm của người thầy này. Học trò mải miết các vòng đua, thầy cũng âm thầm lo nghĩ: học trò có thi đấu đúng chiến thuật, bảo đảm thời gian từng vòng đua, có nảy sinh tâm lý chủ quan hay không? Điều gì nảy sinh trong thi đấu cũng được ghi lại để sau này nhắc nhở, chỉ dẫn. Khi các học trò mình về đích với thành tích xuất sắc, cũng không mấy người thấy HLV này bộc lộ sự vui mừng thái quá vì với anh, chặng đường của các VĐV này còn dài, bao thử thách còn ở phía trước, cần tạo cho các em sự suy nghĩ chín chắn chứ không thể “bốc đồng” trong chốc lát.
(HBĐT) - Năm 2014, đoàn VĐV trường THPT Lũng Vân có nhiều dịp xuống núi tham gia các giải thể thao do ngành GD &ĐT tổ chức và đạt được nhiều thành tích khả quan. Tại Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) tỉnh lần thứ VII, đoàn VĐV trường THPT Lũng Vân đã đoạt 5 huy chương (2 HCB, 3 HCĐ) và tại giải việt dã truyền thống Cúp Báo Hoà Bình lần thứ XXIII, trường đã vươn lên vị trí thứ nhất. Đây là thành tích tốt nhất của các VĐV của 1 trường vùng cao Tân Lạc tại giải việt dã cấp tỉnh dù nhiều năm trước, đoàn VĐV của trường cũng từng khẳng định được mình.
Lượng khán giả ở hầu hết các SVĐ tăng mạnh, tổng cộng có tới 23 bàn thắng được ghi... đó là những con số đáng chú ý, cho thấy sự khởi đầu thuận lợi của mùa giải V-League 2015.