(HBĐT) - Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, hưởng ứng Tuần Văn hóa - du lịch tỉnh lần thứ nhất, năm 2019, trong những ngày đầu tháng 11, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Trống đồng cổ tỉnh Hòa Bình". Thời gian trưng bày 1 tháng, người dân TP Hòa Bình và du khách có thể ghé thăm gian trưng bày để chiêm ngưỡng những chiếc trống đồng quý giá, di vật tượng trưng cho buổi bình minh của lịch sử dân tộc.
Học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình)
thăm quan, tìm hiểu về trồng đồng cổ trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Trống đồng không chỉ có ở nước ta mà còn có ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và phía Nam Trung Quốc. Ở nước ta, trống đồng xuất hiện vào thời kỳ cực thịnh của nhà nước Văn Lang. Hồn cốt của trống đồng hội tụ hồn thiêng sông núi, tích tụ những tinh hoa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Bởi vậy, từ muôn đời nay, trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa Việt Nam. Theo phân loại của nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger, trống đồng được chia làm 4 loại, đặt tên theo thứ tự: trống Heger I, II, III, IV.
Hiện, ở nước ta đã tìm thấy trên 1.000 chiếc trống đồng cổ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Riêng tỉnh Hòa Bình đã phát hiện trên 100 chiếc trống đồng cổ các loại, đứng thứ 2 trong cả nước về số lượng trống đồng cổ được tìm thấy, sau tỉnh Thanh Hóa. Trống đồng cổ ở Hòa Bình chủ yếu là trống loại Heger II (chiếm trên 90%) với các nhóm sớm muộn khác nhau, có niên đại kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII.
Trống đồng cổ được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Một số trống được tìm thấy trong các ngôi mộ Mường cổ, còn lại chủ yếu phát hiện khi nhân dân đào mương, làm nhà, làm đường… Đối với người Mường, trống đồng đã đi vào huyền thoại từ thời "Đẻ đất, đẻ nước”. Trống đồng Heger II là một cổ vật thiêng liêng, biểu trưng cho quyền lực và sự giàu sang của các quan lang xứ Mường. Xưa kia, trống đồng chỉ sử dụng trong những dịp lễ lớn, lễ trọng của nhà lang. Ngoài ra, còn là công cụ thông tin liên lạc, báo hiệu, dùng trong tang lễ và là tiếng trống xung trận trong chiến đấu.
Đợt trưng bày lần này, Bảo tàng tỉnh giới thiệu gần 200 tài liệu hiện vật gốc khối, gốc hình để tạo cái nhìn tổng thể cho người xem và có mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị, nội dung họa tiết hoa văn trang trí trên chiếc trống. Thông qua việc trưng bày nhằm góp phần tôn vinh, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một mặt, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hoá, tự tôn dân tộc trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Thăm quan gian trưng bày trống đồng, học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) tìm hiểu về nguyên liệu và cách thức làm trống đồng của người xưa; so sánh trống đồng được tìm thấy ở các vùng, miền trong tỉnh, các em mong muốn sẽ được tham gia nhiều hơn nữa những chương trình ngoại khóa để tìm hiểu về lịch sử, về văn hóa các dân tộc của tỉnh Hòa Bình.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 18-11, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi các bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, yêu cầu xử lý thông tin báo chí nêu về các vi phạm đối với di sản ở khu vực miền núi.
(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 tại cuộc họp Ban tổ chức diễn ra vào ngày 19/11, nhằm nắm tình hình thực hiện, tiến độ và thống nhất các nội dung công tác tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh.
Sau 6 ngày diễn ra những hoạt động sôi nổi, tối 17/11, tại quảng trường 30/10, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Liên hoan Xiếc thế giới – Hạ Long 2019 với chủ đề "Chương mới cho một kỳ quan” đã bế mạc.
(HBĐT) - Tối 17/11, liên tổ 9, 11, 13 phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019. Dự và chia vui cùng dân cư liên tổ có lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ phường Hữu Nghị. Đại diện hơn 500 hộ dân trên địa bàn, các hộ gia đình đạt danh hiệu văn hoá năm 2019 và các hộ gia đình văn hoá tiêu biểu 3 năm (2017-2019) đã tham dự Ngày hội
Không chỉ dừng lại ở việc khai thác di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (VM-QTG) như điểm đến du lịch hút khách, Trung tâm Hoạt động Văn hóa-Khoa học VM-QTG ấp ủ và ra mắt Khu trải nghiệm cùng di sản và phòng trưng bày sản phẩm lưu niệm.