(HBĐT) Đã hơn 2 năm nay, câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Mường Khói ở xóm Bái, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm hoặc đơn giản chỉ trong cuộc gặp mặt của các thành viên.


Một buổi giao lưu, sinh hoạt của câu lạc bộ hát dân ca Mường Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn).

CLB có 17 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Ông Bùi Văn Chính, Chủ nhiệm CLB cho biết: Thời gian trước, CLB hoạt động rất tích cực, ngoài lễ hội, đình đám thì thành viên CLB tự tổ chức giao lưu, sưu tầm. Ngoài ra tổ chức giao lưu với các CLB hát dân ca Mường trong huyện và tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tập trung đông người hạn chế, các thành viên tự tổ chức thành nhóm nhỏ để duy trì luyện tập. Ngoài CLB hát dân ca Mường Khói, trên địa bàn huyện còn có hàng chục CLB ở các xã, thị trấn với hàng trăm thành viên tham gia, duy trì việc hát dân ca Mường trong thời gian gần đây.

Từ khi có Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hát dân ca Mường ngày càng được quan tâm, đặc biệt hát Thường rang - bộ mẹng, hát đúm giao duyên được phát huy mạnh mẽ ở cộng đồng dân cư trên toàn huyện, là điểm nhấn trong các lễ hội, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng. Nhiều nghệ nhân tâm huyết với dân ca Mường cổ đã tổ chức sưu tầm, ghi chép, ghi hình đưa lên kênh youtube. Tiêu biểu nhất là nghệ nhân Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng. Nghệ nhân Bùi Huy Vọng cho biết: Mỗi loại hình diễn xướng có thế mạnh riêng. Ngày nay, đi khắp các thôn, xóm, đồng bãi, đâu đâu cũng văng vẳng tiếng hát Thường rang - bộ mẹng, hát Đúp giao duyên được phát ra từ các công cụ truyền thông như: ti vi, điện thoại thông minh, radio… Đã có một số gia đình mời nghệ nhân đến hát vui tại đám cưới, lễ thanh minh, về nhà mới… Điều này chứng tỏ tình yêu với Thường rang - bộ mẹng, hát Đúp giao duyên còn rất sâu nặng trong Nhân dân. Không chỉ vậy, các vùng người Mường sinh sống ở tỉnh Thanh Hóa cũng rất sôi nổi khi mời các nhóm hát Thường rang - bộ mẹng, hát Đúp giao duyên của huyện Lạc Sơn vào giao lưu.  

Ngoài các bài hát có sẵn (các bài Thường Áng) được lưu truyền trong dân gian, còn lại phần đa việc hát luôn phải ứng tác - ứng khẩu - sáng tạo lời hát (ca từ), hát tức khắc một cách nhuần nhuyễn sao cho khớp với lối giai điệu, nhịp điệu có sẵn để đối đáp ngay tại chỗ. Nghệ nhân hát phải sưu tầm, học hỏi và lưu giữ một khối lượng lớn ngôn ngữ Mường, bao gồm cả tiếng Mường cổ và tiếng Mường đương đại. Bản chất hát dân ca Mường, nhất là hát đối đáp giao duyên thực chất là một cuộc làm thơ tức thì để đối đáp với bạn hát. Như vậy, nghệ nhân hát nắm và lưu giữ rất nhiều tri thức về ngôn ngữ Mường, đòi hỏi trí thông minh, vốn liếng về tiếng nói để ứng biến, nhất là tiếng Mường cổ, sự sáng tạo đột xuất. Trong việc đặt lời hát, quan trọng nhất là việc đặt lời và gieo vần câu trên xuống câu dưới sao cho hợp lý, có thế lời hát mới nhuần nhuyễn, không lạc điệu, không bị ngắt quãng, thuyết phục người nghe. Với hoạt động thường xuyên của các CLB dân ca Mường đang từng bước đưa những làn điệu dân ca trở lại với cuộc sống thường ngày của người dân. Những mô hình này cũng góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển các điệu dân ca, dân vũ cùng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc Mường trên địa bàn toàn tỉnh.

Việt Lâm

Các tin khác


Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp: Điểm sáng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở. Với việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CBGV), người lao động và học sinh tích cực tham gia.

Phố Hữu Nghị: Điển hình xây dựng nếp sống văn hóa, khu dân cư văn hoá

So với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Hữu Nghị có thành tích nổi trội hơn trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH). Quá trình phấn đấu, phố có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu KDC văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 99% trở lên, năm 2023 đạt 99,4%.

Thắp sáng phong trào văn hoá văn nghệ ở trung tâm thành phố Hoà Bình

Xem một chương trình văn nghệ cấp phường được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình tổ chức trên tuyến phố đi bộ - đường đê Đà Giang nhiều người ngỡ đó là sự kiện văn hóa cấp thành phố. Bởi chương trình biểu diễn được chuẩn bị công phu, đảm bảo yếu tố nghệ thuật, thời lượng… và thu hút đông đảo người xem, cổ vũ.

Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục