(HBĐT) - Theo các nghiên cứu, dân tộc Mường là 1 trong 26 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chưa có chữ viết chính thức. Điều này khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gặp không ít khó khăn, nhiều bản sắc riêng dần phai nhạt. Đầu năm 2017, khi Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được ban hành đã mở ra một giai đoạn mới cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường.


Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) giới thiệu, trao đổi việc học chữ Mường với cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình.

Mới đây, Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được thư của một độc giả đang sinh sống tại thành phố Birmingham, Vương quốc Anh gửi về. Trong thư có đoạn: Là người con sinh ra và lớn lên tại đất Mường Hòa Bình, hiện phải xa quê và sinh sống nơi đất khách, quê người, tôi rất vui mừng vì hàng ngày được biết mọi thông tin của tỉnh, của quê hương qua các bài viết của Báo Hòa Bình điện tử. Càng xúc động hơn khi biết được người Mường Hòa Bình có chữ viết riêng, được chuyển tải trên chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử. Từ đó, tôi luôn tự hào khoe với bạn bè người Việt và người dân nơi tôi sinh sống về nền văn hóa Mường Hòa Bình; dạy bảo con cháu biết, hiểu về các phong tục, tập quán của dân tộc mình; dạy con cháu nói và viết chữ dân tộc mình để không bao giờ quên gốc gác, tiếp tục truyền bá nét đẹp văn hóa đồng bào Mường Hòa Bình đến với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Xác định tầm quan trọng của việc tuyên truyền về di sản văn hóa Mường thông qua chữ Mường trên con đường bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc hiện nay, Ban Biên tập Báo Hòa Bình đã tham mưu để Tỉnh ủy cho phép nghiên cứu và thực hiện chuyên trang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử. Tháng 4/2017, chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử chính thức phát hành trên hệ thống internet toàn cầu. Những ngày đầu thực hiện, mặc dù có đội ngũ cán bộ, phóng viên là người dân tộc Mường chiếm hơn 50% biên chế của đơn vị, hầu hết biết nói tiếng Mường nhưng khi tiếp cận với bộ chữ Mường cũng gặp không ít khó khăn. Vì đây là bộ chữ mới do các chuyên gia Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Mường nghiên cứu thực hiện trong trong nhiều năm và mới được công bố, chưa có từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt, chưa có sách dạy, học tiếng Mường, chưa có bộ gõ (font) chữ Mường phù hợp, tương thích với các ứng dụng phần mềm điện tử... Trước những khó khăn đó, một mặt Báo Hòa Bình phối hợp, đặt tin, bài biên dịch của các chuyên gia, nghệ nhân văn hóa dân gian Mường, cụ thể là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) để đăng tải trên Báo Hòa Bình điện tử; mặt khác cử cán bộ, phóng viên tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập chữ Mường do tỉnh mở, mời nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng trực tiếp tổ chức lớp dạy chữ Mường, hướng dẫn cách viết tin, bài, hiệu đính bằng bộ gõ chữ Mường...

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện, chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên, khích lệ của lãnh đạo tỉnh, sự chia sẻ, góp ý của các chuyên gia Viện Ngôn ngữ học và các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Mường của tỉnh, chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử dần tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hiện nay, chuyên trang tiếng Mường có 2 phiên bản chính: Bài viết bằng chữ Mường và video clip tiếng Mường. Bình quân mỗi ngày sản xuất từ 3 - 5 tin, bài chữ Mường, mỗi tuần thực hiện 1 video clip tiếng Mường. Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyên gia biên dịch tiếng Mường, đến nay Tòa soạn đã có đội ngũ cán bộ, phóng viên chủ động sáng tác các tác phẩm báo chí bằng chữ, tiếng Mường. Các tin, bài, video clip được thực hiện đơn giản, gần gũi với đời sống của người Mường Hòa Bình giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận.

Đánh giá về hiệu quả chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng khẳng định: Đồng hành cùng chữ Mường trên con đường phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, thời gian qua, Báo Hòa Bình điện tử đã truyền tải những tinh hoa, giá trị văn hóa dân tộc, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của Nhân dân trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua chuyên trang tiếng Mường của Báo Hòa Bình điện tử, các dân tộc trên thế giới được biết nhiều hơn đến nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Mường của tỉnh Hòa Bình. Từ việc giới thiệu, quảng bá chữ Mường đã giúp các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian của tỉnh, trong nước và thế giới ghi chép lại mọi mặt của đời sống văn hóa như mo Mường, các làn điệu dân ca, tri thức dân gian của dân tộc Mường; ghi chép, lưu giữ tiếng Mường đúng với bản sắc mà không lo bị "tam sao thất bản” do truyền khẩu…


Đỗ Quyên


Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục