Hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2009 vừa diễn ra tại Đà Nẵng với 13 tác phẩm của 11 đơn vị. Nhà hát Trưng Vương luôn kín chỗ ngồi.

Nhà tổ chức phát giấy mời tận các xã, phường, các tổ chức đoàn thể, mời từng hộ dân, mang xe đưa đón tận nơi... để "hâm nóng" sân khấu truyền thống. Hội diễn thành công. Nhưng phía sau cánh gà sân khấu vẫn nhiều nỗi lo toan...

Theo ông Nguyễn Đăng Chương - Cục phó Cục Biểu diễn nghệ thuật (Bộ VHTTDL), khán giả không quay lưng với tuồng, nhưng hiện nay họ có quá nhiều sự lựa chọn các kênh giải trí cũng như có nhiều lý do khác để không đặt chân đến nhà hát tuồng. Trong bối cảnh ấy, các đoàn nghệ thuật, nhà hát và nghệ sĩ  bị rơi vào bi kịch mất khách. Vì vậy, hội diễn sân khấu tuồng và dân ca kịch được tổ chức định kỳ 5 năm một lần để nhắc nhở sự tồn tại của loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc. Đây cũng là dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các đoàn nghệ thuật, các nghệ sĩ.

Phó GĐ Sở VHTTDL Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Chiến cho rằng: "Chính vì không có khán gia, thu nhập từ hoạt động nghệ thuật này quá thấp, nên chỉ có những nghệ sĩ thật sự yêu nghề mới theo nghề đến bây giờ. Nhiều tác giả kịch bản cũng không thiết tha viết cho sân khấu truyền thống. Cái khó này níu cái vướng kia, dẫn nghệ thuật truyền thống đến tình trạng mờ nhạt dần. Vì vậy, để tránh cảnh gần 700 nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật tuồng, dân ca kịch toàn quốc về Đà Nẵng, rồi diễn cho nhau xem, ban tổ chức đã công phu phát giấy mời đến tận xã, phường, trường học... tổ chức xe đưa đón khán giả để mỗi đêm diễn đều kín ghế ở Nhà hát Trưng Vương".

Đã nhiều năm vừa qua, Trường Văn hoá  nghệ thuật không tuyển được học sinh theo học loại hình nghệ thuật truyền thống, vì vậy việc duy trì tuồng đã khó càng thêm bế tắc. Về mặt quản lý nhà nước cũng như bản thân các nhà nghiên cứu, hoạt động nghệ thuật này cũng "rối" trong bài toán tồn tại. Nếu giữ tuồng mà chỉ bảo lưu, không sáng tạo, đổi mới thì sẽ không có khán giả đương thời. Giữ mà không phát triển thì vô nghĩa, nhưng phát triển mà đánh mất mình vì chạy theo thị hiếu thì hỏng tuồng.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Đình Sanh - GĐ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - cho biết, chính quyền Đà Nẵng rất ưu ái đối với hoạt động nghệ thuật tuồng. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh là nhà hát truyền thống lớn nhất nước và sáng đèn hằng đêm.
 
Tuy nhiên, mỗi đêm sáng đèn ấy, chỉ có 5-10 phút trích đoạn tuồng, còn lại là các chương trình tạp kỹ. Khán giả là du khách, phần lớn là người nước ngoài. Từ nhiều năm nay, Đà Nẵng luôn nỗ lực để bảo tồn, phát huy và quảng bá nghệ thuật tuồng. Trong đó có tổ chức ngoại  khoá về nghệ thuật tuồng tại 6 trường THPT... Ông Trần Đình Sanh cũng cho biết, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã duy trì được 100 đêm diễn/năm. Khán giả tuy không nhiều, song chất lượng hơn. Qua đó có thêm khá nhiều người hiểu và thích tuồng hơn...

Trong thực tế, ngay với Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cũng rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực, nghệ sĩ kế thừa, chế độ chính sách và tiền lương còn nhiều bất cập, khiến đời sống nghệ sĩ còn lay lắt. Đấy cũng chính là bức tranh chung của các nghệ sĩ, các đoàn nghệ thuật truyền thống trên cả nước hiện nay.

                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ẩm thực dân giân Mường được đưa vào chương trình học ngoại khoá, tìm hiểu, chế biến món ăn dân tộc ở nhiều trường học trong tỉnh
Thí sinh Châu Đoàn Thanh Trúc (phải) và Võ Hoàng Phi đoạt giải vàng.
Không có hình ảnh

Lễ trao giải Quả cầu vàng 2010 (trực tiếp)

Lễ trao giải Golden Global lần thứ 67 đang diễn ra tại khách sạn Beverly Hilton, Beverly Hills, California từ 17h (giờ địa phương) ngày 17/1 (tức 9h, ngày 18/1, giờ Hà Nội).

Khi "cái tôi" hòa mình vào "cái ta" rộng lớn

Tôi có tham gia một công trình nghiên cứu về văn học Gia Lai thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong quá trình ấy, tôi phát hiện được một điều rằng: Rất nhiều người làm thơ thời kỳ này là chính các chiến sĩ cầm súng, là các cán bộ, thậm chí là cán bộ lãnh đạo, một số là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như ông Nay Phin, nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai, các ông Siu Ken, Rơ Chăm Bla, Mô lô Y Klavi tức Mô Lô Y Choi...

Thêm một 'Đừng đốt' bằng tranh

Trong số hơn 50 kỷ vật chiến tranh mà tướng lĩnh Mỹ vừa gửi tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự (LSQS) Việt Nam, có một cuốn nhật ký được ký họa bằng tranh của người lính Việt Cộng có tên L.Đ.Tuấn.

Đề tài con gái tuổi Dần

Đề tài con gái tuổi Dần là nguồn cảm hứng của các nhà làm phim truyền hình mùa Tết Canh Dần này. Ở phía Nam, Hãng phim Phước Sang đang sản xuất bộ phim Quý cô tuổi Dần dài 10 tập (đạo diễn Lê Văn Thảo).

Vất vả trên Cánh đồng bất tận

Tăng Thanh Hà, Đỗ Hải Yến, Dustin Nguyễn... đều có bộ sưu tập sẹo sau hai tháng làm nông dân ở Đồng Tháp Mười để đóng phim Cánh đồng bất tận.

Những Mai Vàng trong hoài niệm

Lễ trao Giải Mai Vàng vào đêm 23-1 tới đánh dấu một chặng đường dài 15 năm, là dịp hội tụ đông đảo những nghệ sĩ từng đoạt Mai Vàng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục