Một góc huyện đảo Phú Quốc hôm nay
(HBĐT) - Là những người sinh ra và lớn lên ở mièn núi phía Tây của Tỏ quốc, cả đời thấy đồi, núi rừng, nay được đến biển đảo của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi ai cũng ao ước một lần ngồi tàu vượt sóng đến Phú Quốc - đảo ngọc giữa trùng khơi...
Giữa biển xanh, nắng ấm...
Miền Bắc rét đậm vậy mà ở huyện đảo Phú Quốc lại chan hoà nắng ấm và đang là mùa có đông du khách. Dương Đông - Thị trấn huyện lỵ dường như quá tải. Anh Hải, cán bộ ở Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Phú Quốc thông báo nhanh: “Hiện nay, cả đảo đang “cháy” khách sạn, nhà nghỉ”. Nếu đoàn ta đến bất chợt, có khi phải nghỉ ngoài bờ biển cũng nên!? Khách trong nước, khách quốc tế, dập dìu đến với đảo bằng 2 hướng: tàu cao tốc từ Rạch Giá (Kiên Giang, hết 2 giờ 35 phút) hoặc máy bay cũng từ Rạch Giá và thành phố Hồ Chí Minh (45 phút và gần 60 phút). Phú Quốc hút khách du lịch bởi những điểm hấp dẫn: có những nét hoang sơ nhất của một tiềm năng đang được đánh thức (rừng nguyên sinh, sông nước ngọt giữa đảo; bãi tắm thơ mộng không bị ô nhiễm. Con người hiền hoà không có ý nghĩ “khách chỉ đến một lần nên phải “chăm sóc” kỹ, những làng chài cổ, nghề làm nước mắm truyền thống, với nguyên liệu là cá cơm)... Cùng những nét mới hiện đại đang định hình (một cảng hàng không quốc tế được nâng cấp, 72 cơ sở lưu trú(khách sạn, Resort, nhà nghỉ), khu nuôi ngọc trai Úc...
Dù hành trình khám phá bắc đảo và nam đảo với nhiều điểm phải đến, nhưng hầu hết các thành viên đều có điểm đến chung nhất là tiến đến các bãi biển; với những hàng dừa xanh rợp nắng. Phú Quốc có nhiều bãi biển được các “tua” trong nước và quốc tế nhắc đến như Bãi Sao, Cửa Cạn, bãi dinh Cậu, bãi hải biên Việt Nam - Căm pu chia... Biển xanh, cát trắng và những khu nhà nghỉ soi mình bên biển rộng. Những bữa ăn “đậm chất” Phú Quốc như: gỏi cá trích, uống rượu sim cùng các hương vị ngọt ngào của nước mắm, hồ tiêu phú quốc... Năm 2009, đã có 21.7000 lượt du khách đã đến Phú Quốc (trong đó có 53.000 lượt khách quốc tế). Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của Phu Quốc là 404 tỷ đồng...
Thăm Di tích lịch sử văn hoá Nhà tù Phú Quốc
Tại huyện đảo Phú Quốc còn có nhiều địa danh lịch sử mà các đoàn du khách thường đến dâng hương, tưởng niệm như đền thờ Nguyễn Trung Trực (bắc đảo) và nhà tù Phú Quốc (nhà lao cây dừa) ở thị trấn An Thới, phía nam đảo. Nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993... Cũng tại nơi này, có danh sách những liệt sĩ hy sinh giữa tầng lớp gông cùm của kẻ thù, trong đó có những người con của tỉnh Hoà Bình (Lê Văn Việt, mã số 1174.480 và Phạm Hữu Trang-mã số 1175.491). Nén hương thành kính của những du khách Hoà Bình lan toả ngát hương trong chiều Phú Quốc tôn nghiêm...
Từ thời thực dân Pháp, tiếp đến thời Mỹ - Ngụỵ, nhà tù Phú Quốc đã tồn tại 20 năm(1953-1973). Đây là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. ở đây, kẻ thù đã đặt ra nhiều kiểu hành hạ tù binh một cách dã man (phơi nắng, dùng gây đập nát các đầu ngón chân, ngón tay hoặc đập vỡ bánh chè; bẻ răng tù binh hoặc đóng đinh vào thân thể; ném người vào chảo nước sôi, đóng gông ép ngực...). Độc ác nhất là phạt giam nhiều người cùng lúc vào chuồng cọp giữa trời nắng (lồng bằng kẽm gai dài, cao 1m, dài 2 m; nằm và ngồi đều đau đớn vì gai cào kẽm chọc)... Những vật chứng và nhân chứng vẫn còn đó, như những bằng chứng tố cáo tội ác của kẻ thù. Hàng chục bức ảnh đã phơi bày tội ác dã man của kẻ thù. Đã có hơn 4.000 người đã hy sinh trong tù.
Mỗi người khi đến thăm nhà trưng bày của khu di tích, mọi người đều không khỏi rưng rưng xúc động trước những cái chết đầy đau đớn mà kẻ thù gây ra... Đâu chỉ có đau thương, nhà tù Phú Quốc còn là biểu tượng của tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường. Các tù binh bị giam cầm ở nhà lao Phú Quốc vẫn giữ trọn khí tiết chiến sĩ. Trong tù vẫn sinh hoạt tổ chức Đảng; cùng bàn định hướng đấu tranh trong tù, khơi dậy lên khí thế, ý chí của người chiến sĩ, đề ra cách vượt ngục... Năm 1973, sau khi hiệp định Pari được ký kết, tù binh được trao trả, nhà tù Phú Quốc bị giải tán. Thế nhưng, những câu chuyện, khúc bi tráng về tù bình nhà tù Phú Quốc đã được ghi vào lịch sử. Chính vì thế việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích này đang được tỉnh Kiên Giang quan tâm, đầu tư. Di tích lịch sử này mỗi năm đều thu hút hàng chục ngàn du khách đến viếng thăm...
Phú Quốc là đảo ngọc nhưng cũng là hòn đảo ghi dấu tinh thần, ý chí của những chiến sĩ quân đội Việt
Bùi Huy
(HBĐT) - Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu nép mình trong những rặng cọ xanh mát bốn mùa. Nằm ẩn mình trong những dãy núi gần như còn giữ được vẻ nguyên sơ, hùng vĩ, người dân bản Bước đang háo hức chờ đón thêm nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan trong năm 2010.
Những bức ảnh trong triển lãm Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa diễn ra tại Thư viện Hà Nội từ 25 đến 31.1 đã mang đến cho người xem kiến thức lịch sử, cuộc sống, văn hóa của thủ đô qua những giai đoạn thăng trầm.
Bắt đầu từ 21-1, loạt ký sự Thăng Long - Ngàn năm thương nhớ (dài 140 tập), đạo diễn - biên kịch: Đỗ Bèn, hãng phim TFS và Công ty BHD phối hợp sản xuất, được phát sóng trên HTV7 lúc 22g40 và trên HTV9 lúc 23g30.
Gần 15.000 khán giả công nhân Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc và hàng triệu khán giả cả nước đã được thưởng thức qua màn ảnh nhỏ một dạ tiệc nghệ thuật đầy sắc màu mang tên Dấu ấn Mai Vàng 15 năm, diễn ra vào tối qua 25-1 tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh - TPHCM)
Ngày 25-1, tại Bái Trạch, xã Xuân Giang (Thọ Xuân, Thanh Hóa), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cùng con cháu dòng họ Lê tổ chức lễ hoàn táng thi hài Vua Lê Dụ Tông (1679-1731). Ðồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư BCH T.Ư Ðảng dự.
(HBĐT) - Ngày 24/1, UBND huyện Kỳ Sơn phối hợp với tổ chức Childfund, huyện Cao Phong và huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) tổ chức cuộc thi “ Tiếng nói của em qua ảnh”.