Giải thưởng Hội Nhà văn 2009 trao chậm, lại chỉ có duy nhất một giải thưởng chính thức cho một tập tiểu luận nên dư luận cảm thấy có những bất thường...
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên |
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: "Đang từ chỗ tràn lan chuyển sang hiếm hoi"
- Dư luận đang cảm thấy có những bất thường ở giải thưởng Hội Nhà văn 2009 khi chỉ có đúng một cuốn tiểu luận phê bình được vinh danh. Quan điểm của ông thế nào?
- Tôi quan niệm giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như của các hội chuyên ngành khác, là xét trên mặt bằng của một năm. Vì giải thưởng thường niên, nên căn cứ vào chất lượng của các tác phẩm ra trong năm đó. Hội Nhà văn Việt Nam trong một số giải thưởng gần đây không được dư luận đồng tình lắm vì đã có vẻ hơi dễ dãi trong cách trao giải. Nhưng cho dù là những nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng giải thưởng, thì cũng không thể từ thái cực này chuyển hẳn sang thái cực khác, đang trao giải tràn lan, vừa có giải thưởng vừa có tặng thưởng, vừa phân ra đến cả A,B,C... rồi bỗng dưng để trống cả ba bộ môn văn, thơ, dịch và chỉ trao cho phê bình.
Xét trên tương quan của cả bốn bộ môn thì tất cả đều có tác phẩm có thể trao giải thưởng được. Vì vậy, tôi cho rằng giải thưởng của Hội Nhà văn năm nay là bất thường. Nó không phản ánh đúng thực tế sáng tác và không cho thấy sự đổi mới, sự nâng cao chất lượng sáng tác cũng như thẩm định.
- Phải chăng điều bất thường còn ở những mâu thuẫn giữa Hội đồng chuyên môn và Ban chung khảo trong việc đề cử tác phẩm vào chung khảo?
- Giải thưởng Hội Nhà văn từ chỗ được trao rồi có người rút giải thưởng (vì không đủ tự tin hoặc rút đi để làm mới mình), đến những năm gần đây thì nhiều năm để trống ở các lĩnh vực quan trọng, hội đồng thơ không đề cử, Ban chung khảo lại đưa vào, cuối cùng thì vẫn không có giải. Rõ ràng là những sự bất thường.
Tất nhiên các nhà văn không viết vì giải thưởng, nhưng sự ghi nhận của Hội nghề nghiệp là một đánh giá quan trọng đối với mỗi người làm nghề. Trong không khí hiện tại, với cách trao giải thưởng như vậy sẽ không thể khuyến khích được các nhà văn sáng tạo và khiến họ tin cậy vào Hội.
Giải thưởng có hai mục tiêu: một là thẩm định lại sáng tác, hai là mang tính định hướng, xác định đường lối phát triển. Theo tôi, cả hai tiêu chí đó, giải thưởng Hội Nhà văn 2009 đều chưa đạt được.
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái |
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái (Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình - Hội Nhà văn Việt Nam): "Hội nghề nghiệp thành lập ra không phải để chính nghề nghiệp đó bị tổn thương"
- Thưa bà, cá nhân bà đánh giá sao về tập lý luận phê bình "Tản mạn nghiệp văn" của tác giả Đinh Quang Tốn vừa được quyết định trao giải thưởng của Hội nhà văn VN năm 2009?
- Tôi cho rằng tập này khá hơn cả so với các tập khác của năm nay. Tôi cũng là một trong 9 phiếu bầu cho "Tản mạn nghiệp văn". Việc trao giải thưởng cho tập này là xứng đáng. Hội Nhà văn Việt Nam đã để trống giải phê bình cũng mấy năm rồi.
Nhưng trong khung cảnh chung của giải thưởng năm nay thì sự đoạt giải này trở nên rất chơ vơ. Các giải thưởng quan trọng khác đều vắng mặt.
- Theo bà, việc trao giải như vậy đã đánh giá đúng thực tế sáng tác chưa?
- Tuy việc tranh luận xung quanh một số tác phẩm được đề cử không phải sự đảm bảo bằng vàng cho chất lượng của chúng, nhưng sự không trao giải của Hội, theo cá nhân tôi là chưa phản ánh đúng thực tế sáng tác, vẫn có những tác phẩm có thể trao giải được, không đến nỗi phải bỏ đi tất cả.
Vì tôi đồng thời là chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình ở giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội cho nên tôi có thể so sánh được cách thức làm việc khác nhau. Bên Hội Hà Nội, hội đồng chuyên môn được tôn trọng tối đa, có sự thống nhất cao. Còn Hội Nhà văn thì Hội đồng chuyên môn không đề cử nhưng Ban chung khảo vẫn giới thiệu vào. Cách làm việc như thế không được. Tôi cho là nếu không tôn trọng tiếng nói chuyên ngành, quyết định của hội đồng này không phải là cuối cùng, tối cao và duy nhất, thì thành lập ra hội đồng chuyên môn làm gì?...
Theo tôi, những vấn đề này cần được đặt ra trên thềm đại hội 2010 sắp tới, để cùng nhìn thẳng vào nó, và tìm phương án giải quyết. Một hội nghề nghiệp được thành lập ra không phải để làm cho chính nghề nghiệp đó bị tổn thương.
Theo Vietnamnet
Những tờ lịch cuối cùng của năm Kỷ Sửu đang dần hết. Đây cũng thời điểm bận rộn của giới nghệ sĩ biểu diễn, khi các đơn vị nghệ thuật đang tất bật với các chương trình nghệ thuật đón Tết. Các Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam… đều xây dựng các chương trình riêng đón Xuân Canh Dần, phong phú và hấp dẫn.
Mừng Ðảng, mừng Xuân, hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" từ ngày 29-1 đến 3-2, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Vân Hồ (Hà Nội). Cuộc triển lãm có quy mô lớn, giới thiệu một cách toàn diện những giá trị độc đáo và sức sống hiện đại của kho tàng nhạc cụ quý giá ông cha ta để lại.
"Phù thủy phim ảnh" James Cameron, đạo điễn siêu phẩm ’Avatar’ xuất hiện trong đoạn video clip đặc biệt được thực hiện riêng cho người hâm mộ Việt Nam.
Ngày 28-1, UBND TP Hà Nội đã phát động cuộc vận động sưu tầm và hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Hà Nội, nhằm góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục cho các thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân thủ đô trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lần đầu tiên, Festival Huế có sự góp mặt đông đảo của các đoàn nghệ thuật đến từ khắp các quốc gia ở cả 5 châu lục. Thành phố festival của Việt Nam năm nay hứa hẹn sẽ trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu đầy ấn tượng của các thành phố cố đô, các thành phố có di sản được UNESCO công nhận - tiêu biểu cho các nền văn hóa lâu đời và đặc sắc nhất thế giới.
Chiều 27- 1, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga đã tổ chức khai mạc triển lãm: “Một số hình ảnh về quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga” nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (30-1-1950 - 30-1-2010) với Hơn 200 ảnh, tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều tài liệu hiện vật lần đầu tiên công bố.