(HBĐT) - Như thường lệ, cứ 2 năm một lần, vào ngày 21/02, tức ngay mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bà con nhân dân khắp các nơi xa gần lại tụ tập về tham dự lễ hội đu Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ (Lạc Sơn).

 

Hội đu Mường Vôi đã có trên 100 năm, mang đậm nét bản sắc văn hoá của người Mường Vôi nói riêng và của bà con dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn nói chung. Do chiến tranh, hội đu Mường Vôi đã có một thời gian bị gián đoạn không được tổ chức, nhưng đến nay, hội đu Mường Vôi lại được khôi phục và tổ chức định kỳ với nhiều hoạt động đa dạng phong phú, trong đó nổi bật là đánh đu, ném còn và các trò chơi dân gian quen thuộc khác.

 

Lễ hội đu Mường Vôi năm nay được tổ chức ngắn gọn trong một ngày. Phần lễ gồm có dâng hương cúng thành hoàng làng, đọc lời khai mạc và đánh trống khai hội. Phần hội có tổ chức đánh đu, ném còn, bắn nỏ, kéo co, đánh bóng chuyền, đánh mảng và đẩy gậy. Đặc biệt, trong lễ hội đu Vôi còn có những nghệ nhân hát đúm, rằng thường để cổ vũ khích lệ ngày hội và chúc mọi người, mọi nhà có một mùa xuân mới an lành, no đủ. Ngoài ra, lễ hội đu Vôi năm nay còn có sự tham gia của một số nghệ nhân trong và ngoài huyện, biểu diễn các tiết mục đặc sắc như đánh cồng chiêng,  độc tấu nhạc cụ dân tộc truyền thống như sáo, nhị, đàn bầu vv…

 

Nghi lễ hạ cột đu vào ngày mùng 7 khai hạ có ý nghĩa hết sức đặc biệt, quan niệm năm nào cột đu đổ vào làng là năm đó cả làng no đủ, mọi sự tốt lành. Lễ hội đu Vôi được duy trì không những có ý nghĩa to lớn về giá trị văn hoá mà đây còn là dịp để con em quê hương và mọi người dân trong Mường tưởng nhớ đến  ông bà, tổ tiên, những người đã có công đi khai dân mở đất.

 

                                             Bùi Công Nhắn

     

Các tin khác

Hát quan họ trên đồi Lim
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lễ hội dân tộc Cao Lan

Mỗi khi xuân về từ miền xuôi đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, đâu đâu cũng vậy, không khí hội xuân và mùa hẹn hò đã đến. Già, trẻ, gái, trai kéo nhau tấp nập đi trẩy hội. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có lễ hội riêng biệt vào những ngày của tháng giêng, tháng hai, một số vùng kéo sang cả tháng ba.

Hội xuân Yên Tử 2010: Náo nhiệt, thanh bình - vui!

Khác hẳn với những thông tin khá sốc về một loạt sự "loạn" - loạn ùn người; loạn rác; loạn móc túi; loạn tàn phá tre trúc... không khí Yên Tử ngày hội chùa đầu xuân mùng 10 tháng giêng vô cùng náo nhiệt, nhưng cũng rất thanh bình. Rõ ràng, công việc chuẩn bị cho mùa hội đã được tiến hành khá kỹ lưỡng.

Cải lương miền Tây ngắc ngoải!

Nghệ sĩ cải lương ở miền Tây chỉ sống được trong quán nhậu, nhà hàng du thuyền trong không khí ăn uống, nhậu nhẹt ồn ào với những tiếng cụng ly, cười nói rôm rả át cả tiếng đờn ca

Cần tạo điều kiện hoạt động cho bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

Ðầu năm 2006, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) mới có bộ máy chính thức đi vào hoạt động. Nội dung nghiên cứu, triển khai lớn nhưng hiện vẫn thiếu các điều kiện nguồn lực (cả về không gian và con người cho nên các chương trình, kế hoạch đề ra gặp không ít khó khăn.

Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM lần thứ 8 - Độc đáo phong trào, lộng lẫy truyền thống

Khác với mọi năm, ngày thơ năm nay không diễn ra vào lễ Nguyên Tiêu mà được tổ chức sớm vào ngày 24-2 (nhằm ngày 11-1 Canh Dần). Ngày thơ năm nay cũng có nhiều cái lạ như không tổ chức ngoài trời mà diễn ra tại Nhà hát TPHCM, có chủ đề cụ thể là “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” và dành khá nhiều thời gian cho thơ trẻ.

Ai là tác giả ?

Rắc rối ở chỗ những người liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp này đều đã ra người thiên cổ

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục