Hữu Loan là nhà thơ cách mạng và là nhà cách mạng thơ. Hữu Loan cũng là nhà thơ táo bạo, cùng với Phùng Quán làm những bài thơ chống tiêu cực, mở ra một quan niệm mới cho thơ tiếp cận đời sống xã hội cần lao
Nghe tin nhà thơ Hữu Loan qua đời, tôi bần thần nhớ lại câu thơ hay nhất của ông Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt trong bài thơ Màu tím hoa sim nổi tiếng một thời. Bài thơ đã được in trên báo Chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp do ông làm chủ bút, rồi được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và rất phổ biến ở miền Nam thời chiến tranh chống Mỹ.
Nhà thơ Hữu Loan
Con người ấn tượng
Tôi gặp Hữu Loan lúc còn ở Huế, một anh bạn đưa ông từ Hà Nội vào và nhờ tôi đón nhà thơ về nhà. Nhà thơ đã 72 tuổi, râu để dài nhưng trông vẫn khỏe, nước da ngăm chắc, cặp mắt lấp lánh với nụ cười tươi.
Khi uống rượu với Hữu Loan, tôi được biết tháng trước, ông từ Thanh Hóa ra Hà Nội thăm lại bạn bè và tá túc trong căn nhà hầm của nhà thơ Tú Sót (tức Chu Thành, biên tập viên Nhà Xuất bản Thanh niên - Hà Nội).
Đóng góp của Hữu Loan cho thơ cách mạng là không thể phủ nhận. Tuy vậy, cuộc đời với nhiều trắc trở đã khiến ông sau khi “tái xuất” đã lại vội vã trở về cố thủ trong những tâm tư thầm kín. Theo tôi, với những bài thơ yêu nước nổi tiếng một thời, ông xứng đáng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. |
Ông cho biết: Nhờ có chính sách “Đổi mới” trả lại tự do sáng tác cho các nhà văn thời nhân văn giai phẩm, ông mới quyết định tái xuất.
Ông đưa tôi mấy tập thơ viết trong vở học trò. Đây là thơ ông viết trong 30 năm đốn củi, chở đá ở quê. Tôi ngồi đánh máy lại cho ông 3 trường ca và một số bài thơ.
Thơ ông cứ bậc thang lên xuống như hình thức Đèo Cả 40 năm trước, nó gập ghềnh và hào sảng như con đường dốc đá mà ông đã tự mình xe đá.
Tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường mời nhà thơ đến thăm Hội Văn nghệ nói chuyện với anh em văn nghệ Huế. Vì đông người nên có chiếc micro đặt trước mặt ông. Ông gạt đi. Không phải vì vướng mà vì ông không biết rằng phải nói vào đó thì tiếng ông mới được phóng to lên!
Hóa ra 30 năm ông quên mất điều đó, khiến mọi người cười ồ. Hữu Loan nói đây là lần đầu tiên sau rất nhiều năm ông mới được tiếp xúc và nói chuyện với đám đông, dù nhà thơ đã từng nói trước đám đông trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 cướp chính quyền tại thị xã Thanh Hóa mà ông là một trong những nhà lãnh đạo lúc bấy giờ.
Nhà cách mạng thơ
Phải khẳng định rằng Hữu Loan là nhà thơ cách mạng. Ông vừa làm một cán bộ cách mạng vừa cách mạng thơ. Bài thơ Đèo Cả viết năm 1946 khi ông vào Liên khu 5, cùng với bài Nhớ máu của Trần Mai Ninh đã mở ra một thời kỳ mới của thơ cách mạng với giọng thơ tráng ca hào sảng:
Đèo Cả! Đèo Cả
Núi cao ngút
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về hun hút
Bia đá mù sương và Người vá áo
Thiếu kim mài sắt
Người đập mảnh chai
Vênh cằm cạo râu
Suối mang bóng người
Soi những về đâu?
Rồi bài Màu tím hoa sim với một câu chuyện tình thật bi hùng: Nhưng không chết/ Người trai khói lửa/ Mà chết/ Người gái nhỏ hậu phương/ Tôi về không gặp nàng/ Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối/ Chiếc bình hoa ngày cưới/ Thành bình hương tàn lạnh vây quanh.
Bài thơ này đã mở ra những bài thơ nổi tiếng khác như Núi đôi của Vũ Cao, Quê hương của Giang
Có lẽ với ý nghĩa lịch sử đó mà Màu tím hoa sim đã được một công ty mua bản quyền với giá 100 triệu đồng vào năm 2004, giúp tác giả sống tiếp những ngày vất vả ở quê. Sau năm 1954, Hữu Loan cũng là nhà thơ táo bạo cùng với Phùng Quán làm những bài thơ chống tiêu cực, mở ra một quan niệm mới cho thơ tiếp cận đời sống xã hội cần lao.
Giờ thì nhà thơ Hữu Loan đã vĩnh viễn xa chúng ta, những người yêu và trân trọng thơ lẫn nhân cách thơ của ông. Tôi vẫn muốn một lần ghé thăm ông dưới chân núi Vân Hoàn nhưng từ nay, nơi ấy đã vắng bóng ông, một nhà thơ cách mạng cương trực, khí phách mà cũng đầy những câu thơ ứa lệ.
Chiều hành quân/ Qua những đồi sim/ Những đồi sim dài trong chiều không hết/ Màu tím hoa sim/ Tím chiều hoang biền biệt...
Vĩnh biệt ông, biền biệt Hữu Loan!
Tác giả Màu tím hoa sim qua đời Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim, sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến.
|
Theo NLĐ
(HBĐT) - Hiện nay, hơn 10.000 hiện vật quý do Bảo tàng Hòa Bình chịu trách nhiệm quản lý và phát huy giá trị thông qua việc trưng bày gần như “án binh bất động”, bởi hầu hết phải nằm trong kho để bảo quản.
Đoàn 1 Nhà hát Tuổi Trẻ vào nam lưu diễn với hành trang mang theo là 3 vở diễn nhưng chỉ Tôi đi tìm tôi (tác giả Sỹ Hanh, đạo diễn NSƯT Anh Tú, diễn tại Nhà hát TP từ tối 15 đến 21-3), thật sự thu hút khán giả Sài thành bởi tính luận đề trong nội dung vở diễn gần gũi với người xem và cách dàn dựng hóm hỉnh, vui tươi của đạo diễn.
NSƯT Vũ Hà, SN 20/12/1944, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên, ông nguyên là Phó trưởng ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, người từng được mệnh danh là "Kiện tướng Kịch Truyền thanh Quốc tế" vừa qua đời đột ngột ở tuổi 67 vì căn bệnh ung thư phổi
Triển lãm tranh "Một thoáng Thăng Long nghìn năm" của họa sĩ Văn Dương Thành (nữ họa sĩ Việt kiều, người từng được nhận giải thưởng "Vinh danh đất Việt" năm 2007) đã khai mạc tại khách sạn Melia Hà Nội.
Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện được hai bức tượng lớn bằng đá granit đỏ tại thành phố cổ Luxor. Đặc biệt, một trong hai bức tượng là của Amenhotep III, vị pharaon vĩ đại trị vì vương quốc Ai Cập cách đây 3.350 năm.
Tin vui dành cho những khán giả từ trước đến nay vẫn "hết mình" với phim trong nước, 2010 được dự báo sẽ là tiếng nói mạnh mẽ của phim Việt trên cả 2 lĩnh vực: truyền hình và điện ảnh.