Tối 13-1, Nhà hát Chèo Việt Nam đã có buổi diễn vở "Những vần thơ thép" mở màn các hoạt động của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) chào mừng Đại hội XI của Đảng. Khán giả đã được dẫn dắt đến với những vần thơ hào sảng của Bác Hồ trong tập "Nhật ký trong tù".

 

Một cảnh trong vở chèo “Những vần thơ thép” do NSND Bùi Đắc Sừ làm đạo diễn.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay trong lần thử nghiệm đề tài hiện đại với "Những vần thơ thép", Nhà hát Chèo Việt Nam đã đoạt ngay HCV duy nhất trong Hội diễn Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc (2005). Vở hay, liên tục được công diễn trong những kỳ cuộc quan trọng của ngành, của đất nước. Với ý tưởng chủ đạo là phản ánh cuộc sống đấu tranh của Bác Hồ trong những tháng ngày bị giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, "Những vần thơ thép" là sự dày công sáng tạo, thể hiện của êkíp sân khấu chèo hàng đầu nước ta gồm đạo diễn, NSND Bùi Đắc Sừ, nhạc sĩ Đôn Truyền, NSND Lê Ngọc Cường (biên đạo múa), NSND Thanh Hoài, NSƯT Phú Kiên, NSƯT Khắc Tư, Minh Thu, Minh Tâm, Thu Hiền... Nhà biên kịch Trần Đình Ngôn đã cân nhắc từng lời thoại, chăm chút từng tình huống, làn điệu trong suốt 10 năm trời để cho ra tác phẩm

Lần công diễn này, "Những vần thơ thép" vẫn mang dáng vẻ của lần công diễn 6 năm trước và trong Liên hoan Sân khấu lịch sử kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 8-2010). Nhưng các nghệ sĩ đã làm vở diễn cô đọng hơn, huy động lớp quần chúng đông đảo, mang tính cổ vũ tích cực. Câu chuyện về cuộc sống bị đày đọa vô cớ trong lao tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây  (Trung Quốc) của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh hiện lên chân thực, có sức lay động lớn. "Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần phải càng cao" - cái tinh thần bất diệt của Người đã cảm hóa, khiến biết bao người Trung Quốc nể phục. Từ bạn tù đến lính canh, cả cô điệp viên mưu mô Lý Quế Hoa đến quan cảnh trưởng... Rút cuộc, họ đều đứng về phía Bác Hồ để bảo vệ chính nghĩa.

Cái tài tình của các nghệ sĩ là khéo dẫn dắt khán giả đến với tinh thần của Bác Hồ qua những vần thơ đẹp. Người xem dễ dàng cảm thơ của Người, thêm yêu thêm gắn bó với nghệ thuật chèo. Hầu hết các diễn viên phải hóa thân vào các vai người Trung Quốc: bạn tù, cai ngục, cảnh trưởng, điệp viên... NSƯT Phú Kiên vào vai Bác Hồ khá nhuyễn, từ vóc dáng, cử chỉ đến tiếng nói, điệu hát đều mềm mại. Mỗi câu thoại trong các tình huống như: Bác cảm thông với người dân Trung Quốc, chấp nhận chịu cảnh tù lao, tinh tường vạch mặt gián điệp Quế Hoa hay đối đáp thông minh cùng bác sĩ và cảnh trưởng... đều được lồng ghép và trích từ 134 bài trong tập thơ, thêm vần điệu nên nghe thật thấm thía. Khán giả có thể cảm nhận rõ ràng tinh thần "thép" của Người khi càng về cuối, cao trào được đẩy lên qua các tình huống Bác và bạn tù bị đàn áp, đánh đập khổ ải, bị gán tội liên quan đến cái chết của người khác, bị bọn gian tà dùng kế đẩy sang nhà tù khác... Lời thơ cất lên: "Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong", người xem càng hiểu tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và con người của một nhà cách mạng, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Và điều đặc biệt là, thơ Bác có thể gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân, xóa nhòa mọi khoảng cách dân tộc, kết nối tình hữu nghị năm châu.

Vở chèo "Những vần thơ thép" thu hút đông đảo công chúng, là một trong những hoạt động nghệ thuật giàu ý nghĩa cổ vũ, xứng đáng mở màn cho hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
 

                                               
                                                                              Theo HaNoiMoi
 
 

Các tin khác

Nhân dân xóm Giếng 2, xã Hợp Thịnh góp công xây dựng NVH thôn, bản
Ái Như, Thành Hội, Huyền Cơ qua nét vẽ của LAP
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Qua “cầu” du lịch, đến gần nhau hơn

Góp phần vào sự phát triển nền kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, thời gian qua, ngành du lịch đã hoàn thành tốt sứ mệnh mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. Tầm vóc và vị thế Việt Nam ngày càng được khẳng định trên bản đồ du lịch thế giới.

Giáp Đắt xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT) - Đã lâu không trở lại xã vùng cao Giáp Đắt (Đà Bắc). Con đường men theo sườn núi lổn nhổn ổ gà ngày nào, nay đã được rải nhựa êm thuận. Đất trời vùng cao ngày cuối năm mang vẻ đẹp hoang sơ, giản dị nhưng làm say lòng ai khi đặt chân tới.

Phim Việt 2010 – Vui ít, buồn nhiều

Lần đầu tiên nước ta tổ chức Liên hoan phim (LHP) quốc tế tại Hà Nội. Sự kiện điện ảnh lớn lao này lẽ ra là một điểm sáng trong năm qua, nhưng nó lại gây ra nhiều điều tiếng. Ngay buổi chiếu phim khai mạc, ban tổ chức lại chiếu một bộ phim hoạt hình của Pháp khiến nhiều khán giả bỏ về. Trong LHP, việc Cục Điện ảnh kết hợp với Công ty BHD tổ chức cũng bất ổn.

Hoà nhạc “Những ngày gió”

Chương trình hoà nhạc mang tên “Những ngày gió” sẽ diễn ra tại Trung tâm văn hoá Pháp 24 Tràng Tiền, Hà Nội vào ngày 15-1 tới. Chương trình là sự sáng tạo pha trộn nhiều âm sắc và ý vị, là sự gặp gỡ của nhiều nền văn hóa, với sự tham gia của các nghệ sĩ Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam.

Còn ai mặn mà với phim Tết?

7 năm trước, sự thành công của Gái nhảy đã đánh dấu cột mốc hình thành “mùa phim Tết” cho thị trường Điện ảnh Việt Nam. Liên tiếp những năm sau đó, mùa phim Tết đã trở thành mùa gặt hái của nhiều hãng phim lớn nhỏ. Những tưởng cứ theo đà ấy, các nhà làm phim và khán giả vẫn sẽ tiếp tục kỳ vọng vào dịp “làm ăn” lớn nhất trong năm này. Thế nhưng, tình hình phim Tết năm nay có vẻ trầm lắng lạ khi Tết đã cận kề mà quanh các rạp chiếu lớn chưa có một poster quảng cáo nào.

Giao lưu văn nghệ mừng xuân Tân Mão 2011 tại xã Hang Kia (Mai Châu)

(HBĐT) - Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức giao lưu văn nghệ quân dân mừng xuân 2011 tại xã Hang Kia (Mai Châu).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục