Nhà văn hóa xóm Chiềng Châu xã Chiềng Châu (Mai Châu) trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại địa phương.
(HBĐT) - Nghị quyết số 17-NQ/2004/HĐND-14, ngày 22/7/2004 của HĐND tỉnh về việc thực hiện chương trình xây dựng nhà văn hoá xóm, bản giai đoạn 2005-2010 được ban hành đã tạo nền tảng cho phong trào xây dựng nhà văn hóa thôn, bản ở tỉnh ta phát triển sâu rộng. Tiếp đó, Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản giai đoạn 2005-2010 được UBND tỉnh phê duyệt với những nội dung cụ thể tạo động lực cho việc triển khai ở cơ sở.
Theo Đề án, mỗi nhà văn hóa được xây dựng có khuôn viên, sân tập luyện thể thao, tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ... Tùy từng địa bàn dân cư, diện tích tổng thể của nhà văn hóa tối thiểu từ 50-300 m2, mức hỗ trợ của Nhà nước từ 12-20 triệu đồng/nhà văn hóa, còn lại là nguồn vốn của nhân dân đóng góp. Hàng năm, ngân sách tỉnh đầu tư khoảng từ 3,7 - 4 tỉ đồng cho xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 72% số xóm, bản, KDC xây dựng được nhà văn hóa với hơn 1.400 nhà được cải tạo, xây dựng mới. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 88 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 22 tỉ đồng, nguồn vốn trong nhân dân trên 66 tỉ đồng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân cần có điểm để tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt cộng đồng, việc xây dựng nhà văn hoá xóm, bản đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Do đặc điểm của từng địa phương, nhà văn hóa được xây dựng đa dạng theo kiến trúc nhà sàn hoặc nhà xây, giá trị của mỗi ngôi nhà cũng khác nhau, có nhà vài chục triệu đồng nhưng cũng có nhà lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó, đáng kể là đã thể hiện được tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng trong xây dựng nhà văn hóa. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thời gian qua đã có những nhà văn hoá được xây dựng với trị giá hàng trăm triệu đồng mà phần lớn nguồn vốn được huy động trong nhân dân như: nhà văn hoá bản Văn, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) trị giá gần 260 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 16 triệu đồng, nhân dân đóng góp hơn 240 triệu đồng; nhà văn hoá xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) trị giá trên 430 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 420 triệu đồng; nhà văn hóa phố Đoàn Kết, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) ban đầu dự kiến phải đóng góp xây dựng trong 3 năm mới hoàn thành nhưng chưa đầy một năm công trình cùng đầy đủ trang thiết bị đã được đưa vào sử dụng với tổng trị giá 230 triệu đồng, hoàn toàn do nhân dân đóng góp.
Thông qua các hoạt động của nhà văn hóa tạo điều kiện cho nhân dân gặp gỡ giao lưu văn hóa, văn nghệ, tập luyện, thi đấu thể thao, tiếp nhận thông tin chính sách pháp luật, chuyển giao công nghệ khoa học ứng dụng vào sản xuất, đời sống... Nhà văn hóa cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần thực hiện có hiệu quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tác động tích cực đến nhiệm vụ phát triển KT-XH, nâng cao dân trí, xóa đói - giảm nghèo, giữ vững ANCT-TTATXH, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
(HBĐT) - Nhờ tích cực quảng bá, thu hút khách du lịch đến tham quan tại huyện, từ đầu năm đến nay, huyện Mai Châu đã đón 1.444 đoàn khách thăm quan, du lịch với tổng khách là 7.456 người. Trong đó, khách quốc tế là 3.836 người, khách nội địa là 3.620 người. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 761 triệu đồng.
Không quá lớn lao để mong “đối trọng” với các chương trình “sân khấu hoá” lễ hội dân gian, các chương trình ca nhạc chuyên nghiệp và tạp kỹ hiện có phần bội thực hiện nay, Liên hoan dân ca các khu vực như một dấu vết nhỏ nhoi trên con đường tìm về nguồn cội...
Còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa, Lễ trao giải Âm nhạc Cống hiến 2010 sẽ diễn ra tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, một lần nữa, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đưa ra các đề cử của các hạng mục năm nay.
Hiện nay, nhận thức về vấn đề “đạo điện ảnh” còn nhiều cảm tính, xử lý chuyện đạo phim còn nhiều lúng túng, nửa vời và bất cập, có vẻ như một “nhiệm vụ bất khả thi”. Thực trạng này có, liên quan đến hàng loạt vấn đề học thuật và tổ chức của điện ảnh VN.
Du khách về Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2011 sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh gốm màu diện tích 700m2 với chủ đề “Ngày hội non sông trên đất Tổ."
GS-TS Nguyễn Thuyết Phong (Viện Nghiên cứu giáo dục đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam) vừa tham dự Hội nghị quốc tế chuyên gia cấp cao cồng chiêng Đông Nam Á, tổ chức tại TP Osaka, Nhật Bản. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc phỏng vấn ông về một số vấn đề đặt ra trong hội nghị.