Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu

Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu

Tham gia văn công quân đội từ khi mái tóc còn xanh, đến nay họ đều đã ngoài tuổi thất thập. Nhưng giờ đây khi lời ca, điệu nhạc vang lên, họ dường như trẻ lại, vẫn uyển chuyển và duyên dáng trong từng điệu múa ca ngợi Bác Hồ. Những kỷ niệm về Bác như lại trở về cùng các nữ nghệ sĩ múa năm xưa: NSƯT - đại úy Bùi Bích Hiệp và thượng sĩ Vũ Thị Vân Khánh (diễn viên múa Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị) cùng nghệ sĩ - trung tá Trương Thị Thanh Trúc (diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5).

 

Trong buổi giao lưu tại Bến Nhà Rồng TPHCM với các cựu nghệ sĩ quân đội đã từng biểu diễn phục vụ Bác Hồ, NSƯT Bùi Bích Hiệp (SN 1939, quê ở Hà Nội) hồi tưởng trong sự xúc động. Chị tham gia văn công quân đội từ năm 1948, năm 1950 khi còn là cô gái 11 tuổi đã tham gia phục vụ Chiến dịch biên giới, đoàn văn nghệ phục vụ và sinh hoạt với điều kiện thiếu thốn trong kháng chiến. Nhiều lần đi bộ đến nỗi đôi chân sưng tấy. Khi gặp các chị, Bác hỏi các chú trong đoàn có võng không để khiêng mấy diễn viên nữ trẻ vì chân bị sưng đau. Sự lo lắng, ân cần của Bác làm các chị nhớ mãi.

Các nữ nghệ sĩ quân đội tại buổi giao lưu. Ảnh: AN DUNG

Năm 1957 về Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, theo chân Bác, các chị đi phục vụ văn nghệ ở nước ngoài. Tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng, Bác nói: “Ở đây có đầy đủ điều kiện máy nóng, máy lạnh nhưng không phải nhà của chúng ta nên Bác muốn ra ngoài giao lưu với các cháu”.

Bác hỏi các chị có lạnh không và chỉ cách chống rét: ăn ớt. Năm 1963 được tin Bác đến thăm, các chị mất ngủ vì nôn nóng được gặp Bác. Đoàn phân công đội múa đón Bác ở cổng chính, nhưng ai ngờ Bác lại xuất hiện và đi thăm từ nhà bếp ra. Bác nói để “xem các cháu ăn uống có vệ sinh không, có đủ chất không và có lãng phí không vì nông dân làm ra hạt gạo rất vất vả”. Từ những lần được gặp Bác, những tính cách giản dị và ân cần của Người như thấm vào lòng nên mỗi ngày chị Hiệp cố gắng làm theo dù từ điều nhỏ nhất…

Nghệ sĩ Trương Thị Thanh Trúc quê ở Quảng Nam, SN 1939 là diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5 từ 1954-1964. Sau đó chị được Bộ Quốc phòng biệt phái đến công tác tại Phủ Thủ tướng và Phủ Chủ tịch, trong 5 năm công tác (1964-1969).

Trung tá Thanh Trúc kể lại: “Tôi làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và đọc báo cho Bác nghe hàng ngày. Bác thường gọi tôi thân mật là Trúc Thanh làm tôi rất cảm động. Lúc đó tôi 24 tuổi, có một con gái nhỏ 2 tuổi là Bích Trâm, chồng tôi hy sinh tại chiến trường, Bác thông cảm hoàn cảnh và khuyên tôi: “Cháu đừng nghĩ đảng viên là phải sống khổ hạnh, đừng để bé Bích Trâm không có cha”. Nghe lời Bác khuyên, sau đó chị kết hôn với một người bạn chiến trường của chồng. Chị xúc động và khâm phục vì chẳng bao giờ Bác nghĩ gì cho riêng mình mà luôn lo cho hạnh phúc của mọi người...

Nghệ sĩ Vũ Thị Vân Khánh quê ở Hà Nội, SN 1937. Mười năm (1959-1969) là diễn viên múa Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, đã nhiều lần chị cùng đoàn biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Chị kể Bác rất quan tâm đến văn hóa nghệ thuật và mong các diễn viên phải nâng cao trình độ văn hóa để ngày càng có tiết mục hay hơn. Có lần đi biểu diễn cùng Bác tại Bình Nhưỡng, người mở cửa xe cho các chị là Bác làm chị nhớ mãi. Người ân cần và gần gũi như một người cha…  

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


Chung kết "Cuộc thi Tranh biện HTV" lần thứ I

Chiều 18/5, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức trận chung kết "Cuộc thi Tranh biện HVT” lần thứ I - năm học 2023 - 2024 với chủ đề: Trường học hạnh phúc có nên duy trì đội cờ đỏ hay không?

Đổi thay ở xã nông thôn mới kiểu mẫu

Là xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh, diện mạo xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có sự đổi thay mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng KT-XH được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Huyện Lạc Thủy vinh dự đón Bác Hồ về thăm

Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân huyện Lạc Thủy nói chung và đồn điền Chi Nê, Nhà máy in tiền của chính quyền cách mạng nói riêng đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và làm việc. Đó là dấu ấn không thể phai mờ.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không gian thiêng liêng, hun đúc niềm tự hào dân tộc

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, mỗi người con đất Việt lại bồi hồi nhớ về Bác Hồ kính yêu, hướng về Thủ đô Hà Nội, hướng về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - trái tim của cả nước với tấm lòng trân trọng, biết ơn và thành kính.

Hội thảo khoa học lịch sử về tinh hoa văn hóa Tây Tiến và du lịch Tây Tiến

Ngày 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh phối hợp Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử "Tinh hoa văn hóa Tây Tiến và kết nối du lịch theo con đường bộ đội Tây Tiến" (du lịch Tây Tiến).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục