Năm 2011, Thư viện tỉnh tổ chức thành công cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử 125 năm thành lập tỉnh” với sự tham gia của hơn 600 tập thể, cá nhân, gần 10 vạn bài dự thi. Trong ảnh: Cán bộ Thư viện tỉnh thu nhận, tổng hợp các bài dự thi.
(HBĐT) - Thư viện tỉnh hiện có trên 7,5 vạn bản sách, 67 loại báo, tạp chí. Hệ thống thư viện được xây dựng tại 11 huyện, thành phố. Mỗi năm phục vụ cho gần 8 vạn lượt bạn đọc trong tỉnh. Hệ thống thư viện tỉnh đã và đang tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong nhân dân.
Năm 2003, thư viện tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động kho luân chuyển sách với số vốn ban đầu chỉ có vài trăm bản sách. Đến nay, kho sách đã được đầu tư bổ sung lên đến gần 2,5 vạn bản sách các loại. Theo ông Lê Văn Thái, Giám đốc Thư viện tỉnh, thời gian đầu, Thư viện tỉnh thực hiện hỗ trợ luân chuyển sách đến một số điểm thư viện huyện. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, Thư viện tỉnh đã mở rộng phạm vi luân chuyển sách đến tận xã, xóm để giới thiệu và phục vụ nhu cầu đọc, tìm hiểu thông tin, văn hóa của đông đảo nhân dân. Từ sự giúp đỡ của Thư viện tỉnh, huyện Lạc Sơn là đơn vị đi đầu trong luân chuyển sách về cơ sở. Thư viện huyện đã xây dựng được 54 tủ sách dùng chung và 29 hòm sách ở 29 xã, thị trấn. Mỗi năm 4 lần luân chuyển. Số sách luân chuyển đều được lựa chọn rất kỹ dựa trên điều kiện, đặc điểm KT-XH, nhu cầu thực tế của các vùng, miền nhằm tránh tình trạng “Cái cần thì không có, cái có thì không cần”. Cũng từ sự hỗ trợ của hệ thống thư viện, một số, ngành, đoàn thể đã chủ động xây dựng tủ sách, hòm sách riêng để phục vụ hội viên và cộng đồng. Điển hình như huyện Kim Bôi đã xây dựng được 31 tủ sách phụ nữ và tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt, đọc sách, báo, trao đổi về các vấn đề hội viên quan tâm như: phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm sóc gia đình, hôn nhân, bình đẳng giới; ngành Giáo dục xây dựng được 115 tủ sách tại các trường học; các huyện, thành phố chủ động xây dựng được tủ sách tại 210 trụ sở UBND xã, 189 điểm bưu điện văn hóa xã, 210 trung tâm học tập cộng đồng. Mỗi năm có khoảng 8 vạn lượt người đã đến đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin tại các hệ thống thư viện và có trên 12 vạn lượt sách được luân chuyển.
Cũng theo ông Lê Văn Thái, Giám đốc Thư viện tỉnh, hoạt động luân chuyển sách về cơ sở đã tạo hiệu quả xã hội cao, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách huởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn.Tuy nhiên, hoạt động này hiện cũng gặp một số khó khăn do Thư viện tỉnh không có phương tiện ô tô để vận chuyển sách buộc các thư viện cơ sở phải cử người trực tiếp lên tỉnh để chở sách bằng xe máy, dẫn đến tâm lý e ngại. Ngoài ra, một số thư viện cấp huyện hoạt động chưa được thường xuyên, thu hút ít bạn đọc nên đôi khi sách nhận về cũng chỉ biết “cất vào tủ”.
Nhằm nâng cao chất lượng quản lý nghiệp vụ, phục vụ nhân dân, năm 2003, Thư viện tỉnh đã tập trung phân loại, sắp xếp sách, báo, tạp chí theo từng vấn đề, chủng loại, đồng thời vận hành hệ thống thư mục (phích mục lục) điện tử. Năm 2007, Thư viện tỉnh áp dụng phân loại sách theo chuẩn DDC (chuẩn quốc tế). Năm 2008 tiếp tục đưa vào sử dụng hệ thống thư viện điện tử. Với việc tiếp cận nhanh chóng và ứng dụng thành công công nghệ thông tin trong công tác quản lý thư viện, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống phích mục lục..., Thư viện tỉnh đã đưa quản lý sách, báo, tạp chí đi vào nề nếp, thuận tiện cho bạn đọc khi đến tìm hiểu, tra cứu, đọc sách tại thư viện. Ông Nguyễn Đức Thịnh, cán bộ hưu trí ở phường Phương Lâm cho biết: Trước đây, chúng tôi mất nhiều thời gian để tra cứu tên sách. Bây giờ đến thư viện, chỉ cần nói tên sách hoặc vấn đề cần tìm hiểu là được các chị thủ thư hướng dẫn, tra cứu thông qua hệ thống điện tử rất tiện lợi và nhanh chóng.
Ông Lê Văn Thái, Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết thêm: Hòa Bình là một trong những tỉnh của cả nước đi đầu áp dụng thư viện điện tử trong quản lý, vận hành hệ thống thư viện. Thư viện tỉnh đã mở rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin tới các huyện trong tỉnh. Đến nay, các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy đã áp dụng công nghệ điện tử trong xử lý, phân loại sách, báo, tạp chí theo chuẩn mới quy định của Bộ VH-TT&DL.
Năm 2011, Thư viện tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng phần mềm và kho thư viện số, tài liệu số, sách Địa chí tỉnh Hòa Bình điện tử với số lượng 3 vạn trang. Dự kiến đến cuối năm sẽ chính thức ra mắt bạn đọc.
Với những nỗ lực đó, trong những năm qua, hệ thống thư viện trong tỉnh đã góp phần gắn kết bạn đọc với tri thức, khơi thông dòng chảy văn hoá đọc trong nhân dân. Số bạn đọc tìm đến thư viện ngày càng đông. Nếu như trước năm 2000 có khoảng 1 vạn lượt bạn đọc đến thư viện, đến nay đã có gần 8 vạn lượt bạn đọc đến đọc sách giải trí, nghiên cứu, học tập tại thư viện. Hàng năm, Thư viện còn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức trưng bày sách, báo, tạp chí tại các lễ kỷ niệm lớn và hội báo xuân của tỉnh; tổ chức các cuộc thi đọc, kể chuyện sách, kể chuyện tấm gương anh hùng, liệt sỹ, kể chuyện tấm gương, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh; thi tìm hiểu về pháp luật của Nhà nước; thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long... Đặc biệt là năm 2004, Thư viện tỉnh đã đăng cai tổ chức thành công cuộc thi đọc sách báo kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ khu vực miền núi phía Bắc với sự tham gia của trên 50 vạn người. Mới đây, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình” do Thư viện tỉnh tổ chức đã thu hút trên 600 tập thể, cá nhân tham gia với gần 10 vạn bài thi. Trong đó có nhiều bài dự thi công phu với trên 1.000 trang tài liệu. Mỗi lần tổ chức các cuộc thi như vậy, Thư viện tỉnh đã tạo nên phong trào đọc sách sôi nổi ở khắp các địa bàn trong tỉnh. Ngoài ra, Thư viện tỉnh còn lược thuật báo, tạp chí Trung ương viết về địa phương mỗi tháng 1 số/100 bản gửi cho lãnh đạo các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh và trao đổi với 13 tỉnh khu vực phía Bắc; đóng hoàn chỉnh hơn 2.000 đơn vị báo, tạp chí phục vụ bạn đọc. Đặc biệt là với sự phong phú về các bản sách, báo, tạp chí, Thư viện tỉnh là địa chỉ thường xuyên của các nhà nghiên cứu kinh tế, văn hóa, những người đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp tìm hiểu về tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 20/10, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hoá cồng chiêng tỉnh lần thứ I. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BTC các sự kiện và lễ hội tỉnh năm 2011 chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2011), sáng 20/10, tại Đoạn quản lý đường bộ I, công đoàn ngành GTVT đã tổ chức hội thi “Nữ công gia chánh” lần thứ nhất năm 2011 cho chị em nữ CB- CNVC thuộc các công đoàn cơ sở của các đơn vị trực thuộc ngành. Tham dự hội thi gồm 6 đội với 18 thí sinh.
Tối 19/10, Chương trình truyền hình trực tiếp buổi giao lưu kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2011) với chủ đề “Con đường huyền thoại” đã diễn ra tại trường quay S1, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ.
Sẽ rất khó tin nếu khẳng định giới trẻ nói chung và người nổi tiếng nói riêng hiện nay thích được người khác nói xấu. Mỗi khi một chủ đề nóng về người nổi tiếng được tung lên mạng cùng dòng tít bắt mắt thì ngay lập tức cư dân mạng thi nhau vào bình luận, chủ yếu là những lời chỉ trích vô cùng gay gắt, nặng nề cho bõ ghét và thỏa cơn tức.
Chỉ vài năm sau khi vào vai Chí Phèo ấn tượng trong Làng Vũ Đại ngày ấy, NSƯT Bùi Cường không còn xuất hiện trên màn ảnh. Khán giả lâu lâu vẫn nhắc: Không biết anh Chí đi đâu?
Chính quyền Vân Nam, Trung Quốc chi ra 30 triệu tệ (gần 100 tỷ đồng) trang trải cho đám cưới của hai ngôi sao Trương Kiệt và Tạ Na với điều kiện cặp vợ chồng này sẽ làm Đại sứ Du lịch cho Shangri-La - khu du lịch thuộc địa phận của tỉnh.