Tam tấu” - HCV Vapa của Hà Văn Đông (VN).
Sáng 26.11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), triển lãm VN-11 do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN tổ chức với sự bảo trợ của FIAP đã khai mạc. 250 bức ảnh được trưng bày cho thấy phần nào diện mạo nhiếp ảnh VN và gợi lên những so sánh thú vị với các tay máy tài tử quốc tế.
19%, 25% và 50-50
Với phương thức gửi ảnh qua file trên mạng Internet thuận tiện, cuộc thi VN-11 đã thu hút tới 10.612 bức ảnh - một kỷ lục trong các cuộc thi tại VN - của 1.602 tác giả từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ dự thi. Trong đó, VN có 1.305 tác giả (81,5%), với 8.045 ảnh - 75%. Như thế, số tác giả nước ngoài chỉ chiếm gần 19% và số ảnh dự thi khoảng 25%.
Và nhìn vào các nhiếp ảnh gia nước ngoài, thấy rõ đây là các tay máy tài tử có tên tuổi của FIAP (Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) - một tổ chức tập hợp các hiệp hội, câu lạc bộ, salon của các quốc gia chứ không phải là đại diện cho nền nhiếp ảnh của các quốc gia đó, nhất là với các nước nhiếp ảnh hùng mạnh như Anh, Pháp, Mỹ...
Khác với các cuộc thi VN quốc tế mấy năm trước, lần này BGK toàn nghệ sĩ trong nước chấm và đã chọn ra bộ ảnh đoạt giải, trong đó tỉ lệ VN và quốc tế là 50-50, cho thấy chất lượng các ảnh dự thi của VN không vượt trội (dù số lượng áp đảo) và thực tế nhìn vào ảnh đoạt giải và triển lãm còn thấy rõ khoảng cách giữa tay nghề của các tay máy nước chủ nhà và quốc tế.
Ảnh chân dung và ảnh ý tưởng
Điều dễ thấy là nếu như khả năng sử dụng kỹ thuật vi tính (phần mềm photoshop) của một số nhà nhiếp ảnh VN nâng lên rõ rệt, không chênh mấy so với quốc tế, thì có hai mảng ảnh, họ hơn hẳn ta: Ảnh chân dung và ảnh ý tưởng. Những chân dung của các tác giả quốc tế rất ấn tượng và bắt người xem phải đối thoại nhiều hơn, phải đặt câu hỏi về nhân vật trong ảnh là ai, số phận họ ra sao? Ban giám khảo đã chính xác khi lựa chọn tác phẩm chân dung “Yelena” của Itsvan Kerekes (Hungary) để trao HCB FIAP.
Các tay máy quốc tế thích đi vào khai thác số phận, nội tâm con người nhiều hơn. Trong khi các nhà nhiếp ảnh VN thích chụp phong cảnh, sinh hoạt, sự việc nhiều hơn, dù trong đó con người chiếm một tỉ lệ không nhỏ, có nhiều khi là trung tâm. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào lối tư duy, cách tiếp cận vấn đề, nhưng rõ ràng trong thời buổi hôm nay thì việc tiếp cận thật gần, thậm chí gần như xâm phạm vào không gian riêng tư của nhân vật sẽ thú vị hơn. Ngay cả những bức ảnh chụp rộng, toàn cảnh thì câu chuyện vẫn rất thân mật và gần gũi như “Mãi mãi bên nhau” của một tác giả Hungary là tình cảm bền vững quyến luyến giữa người đang sống và người đã khuất.
Trong các bức ảnh, ý tưởng của các nhà nhiếp ảnh quốc tế cũng rõ ràng và mạch lạc như “Tự do” của Ấn Độ hay “Hành tinh nổi dậy” của Mikhail Bondar - Ukraina - HCV FIAP... trừ bức ảnh “Bàn cờ” của Jordi Pique Vericat (Tây Ban Nha) dù đoạt bằng danh dự, nhưng hơi dễ dãi.
Trong số các bức ảnh đoạt giải, những “Sa Pa huyền ảo”, “Tung chài” - VN không mới mẻ, sự thú vị làm khơi gợi cảm xúc người xem nằm ở những “Tranh đấu” - Anh, “Mưa” - VN, “Ai thứ nhất” - Myanmar. Ở bức “Tôi không thể chơi” - Thổ Nhĩ Kỳ, giá tác giả thay đổi góc chụp, cúp bớt phần thừa bên trái ảnh, làm rõ hơn gương mặt cảm xúc của cậu bé khuyết tật nhìn đám trẻ đang chơi sẽ gây ấn tượng hơn. Tấm ảnh “Ba thế hệ” của Nguyễn Hồng Nga dù chỉ đoạt bằng danh dự FIAP, nhưng với nhiều người xem nó còn thú vị hơn “Ba chị em Mông” của Trần Thiết Dũng đoạt HCV Vapa.
Ngoài ra, trong một cuộc thi có tầm quốc tế như VN-11 thì có lẽ những tác phẩm như “Ngày gặp lại” của Vũ Dũng (VN) hay “Mùa gặt” của Khưu Kiến Long (Australia) cũng không nên chọn vào giải vì hai lý do, hoặc quá cũ, hoặc đơn thuần chỉ là ảnh minh họa báo chí.
Đào Tiến Đạt - thành viên BGK - cho rằng ảnh quốc tế ta nhìn thấy lạ, thì ảnh ta quốc tế nhìn cũng thấy lạ. Còn Lý Hoàng Long - một thành viên trong Hội đồng nghệ thuật - cho rằng, triển lãm vẫn lặp lại một số lối chụp xưa cũ, vẫn nặng về tư duy thi cử, chạy theo giải thưởng thuần túy nhiều hơn.
Theo Báo LĐ
(HBĐT) - Ngày 25/11, Thư viện tỉnh đã tổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập (1956- 2011) và 20 năm tái lập (1991- 2011). Dự lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo Thư viện quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo thế hệ bạn đọc trong tỉnh.
Trưa 24-11, từ Bali (Indonesia), tiến sĩ Lê Thị Minh Lý (phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa) cho biết UNESCO chính thức công bố đã ghi danh hát xoan của Việt Nam vào di sản văn hóa phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.
Hoa khôi Thu Hương vừa được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép đi tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2011 (Mrs World 2011) được tổ chức tại thành phố Orlando, tiểu bang Florida, Mỹ vào giữa tháng 12 tới.
Sau khi cho rằng giám khảo bất công với cô, thí sinh bị loại ở tập 8 gửi lời xin lỗi đến Xuân Lan, Phạm Hoài Nam, Nam Trung. Hoàng Oanh không muốn nhắc đến việc ồn ào giữa cô và nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường.
(HBĐT) - Ngày 23/11, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Tỉnh Đoàn đã phối hợp tổ chức hội thi “Cán bộ, công chức trẻ với công cuộc CCHC Nhà nước”. Tham gia hội thi có 133 CB, CC trẻ đến từ 14 đội gồm 11 huyện, thành phố và các cơ quan: Sở TN&MT, Tư pháp và Đoàn Thanh niên các ban Đảng, đoàn thể tỉnh. Đến dự và động viên hội thi có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo CB, CC và nhân dân TP Hòa Bình.
Lại tiếp tục những phản ánh thực trạng. Lại nối dài những “thiết nghĩ, nên chăng, cần phải, rất cần...”. Nếu sau hội thảo diễn ra nhân Ngày di sản văn hoá VN lần này, các nhà quản lý, các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ sân khấu truyền thống (SKTT) không ráo riết đề đạt và tự lao vào hành động thì chắc... “bèo trên ao lại xô kín mặt nước”!