Tiết mục văn nghệ “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của cán bộ và nhân dân trong KDC biểu diễn trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân năm 2011.
(HBĐT) - Khu dân cư 25, phường Chăm Mát (TPHB) hiện có gần 80 hộ gia đình với trên 300 nhân khẩu, 100% số hộ là cán bộ, công chức, buôn bán, kinh doanh.
Hàng năm, Ban công tác mặt trận vận động nhân dân đăng ký thực hiện 6 nội dung cuộc vận động, thực hiện nếp sống văn hoá, không có tệ nạn xã hội, không rượu chè, cờ bạc… Nhân dân trong khu dân cư thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với phương châm lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân, 5 năm qua, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng hạ tầng cơ sở, nâng cao đời sống và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhân dân đã đóng góp ngày công, nguyên vật liệu bê tông hoá đường giao thông liên xóm, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Nhà văn hoá trị giá trên 100 triệu đồng do nhân dân đóng góp xây dựng là nơi hội họp giao lưu văn hoá, văn nghệ, TD- TT, tạo môi trường sống lành mạnh về tinh thần cho nhân dân. Nhân dân trong khu dân cư hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ quỹ Vì người nghèo, đền ơn-đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt… thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư.
Bà Nguyễn Thanh Bùi, Trưởng Ban công tác mặt trận cho biết: Với những kết quả đạt được trong năm qua, trước hết phải kể tới vai trò nòng cốt của công tác mặt trận đã góp phần không nhỏ trong phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế mà nghị quyết chi bộ đã đề ra. Để cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tiếp tục đi vào chiều sâu và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cần sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền khu dân cư cùng sự nỗ lực của nhân dân để cuộc vận động thực sự có chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, góp phần xây dựng khu dân cư ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Công tác DS/KHHGĐ được chú trọng, nhiều năm qua, khu dân cư không có người sinh con thứ ba. 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, không có trẻ em bỏ học. Đời sống nhân dân được nâng lên, các phong trào văn hoá- văn nghệ, TD- TT được phát huy với một đội bóng bàn, cầu lông, đội văn nghệ của khu dân cư thường xuyên luyện tập biểu diễn trong các hội thi của phường, trong ngày hội đại đoàn kết. Chi bộ đảng với 16 đảng viên luôn là lực lượng nòng cốt tiên phong trong các cuộc vận động, phong trào thi đua, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Với sự nỗ lực của nhân dân, sự chỉ đạo, điều hành của chi bộ đảng, các tổ chức, đoàn thể, năm 2011, kinh tế có mức tăng trưởng khá, bình quân thu nhập đạt trên 22 triệu đồng/người/năm. Qua bình xét có 71/78 hộ gia đình đạt văn hoá, khu dân cư không còn hộ nghèo. Chi bộ đảng nhiều năm liên tục đạt TS-VM.
Bích Di
Tối 17.12, Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 đã diễn ra tại Nhà hát Sao Mai, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên).
Nữ giám khảo cuộc thi tìm kiếm người mẫu Việt đánh giá tác phong làm việc của cô gái đến từ Quảng Bình còn kém. Chị dành nhiều lời góp ý, giáo huấn mong cô tận tâm hơn trong quá trình tham gia cuộc thi.
(HBĐT) - Không gian văn hóa Hòa Bình vốn được coi là cái nôi của một nền văn hóa lớn của đất nước: nền văn hóa Hòa Bình. Trong không gian văn hóa ấy có 6 trong số 54 hình thái văn hóa các dân tộc Việt Nam và được các nhà ngôn ngữ học chia ra thành 8 nhóm ngôn ngữ. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 3 nhóm gồm: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao. Cả ba nhóm này đều lâu đời và phát triển cả về viết và nói, song tiêu biểu nhất là nhóm Việt - Mường.
(HBĐT) - Làng Mường ở vào vùng bán sơn địa và một số thung lũng lớn trong mường, bao bọc lấy vùng châu thổ sông Hồng nước ta. Các triều đại phong kiến và thực dân Pháp liên tục duy trì chế độ nhà lang để cai trị vùng đất này. Vì thế ảnh hưởng văn hóa phong kiến phương Bắc hàng ngàn năm và thuộc Pháp gần trăm năm vào vùng này rất khiêm tốn. Đình, chùa, miếu mạo, cây đa, giếng nước, sân đình là nét đặc trưng của làng Việt.
(HBĐT) - Năm 2011, tỉnh ta đã đón 1.450.000 lượt khách du lịch, tăng 31,2% so với cùng kỳ, vượt 5,5% kế hoạch năm (khách trong nước 1.340.000 lượt, khách quốc tế 110.000 lượt). Thu nhập du lịch đạt khoảng 451 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm.