Sau Bộ Y tế đổ trách nhiệm “để dịch tay chân miệng lan rộng là do … truyền thông”, đến lượt Bộ VH,TT&DL đổ trách nhiệm về vi phạm trong lĩnh vực văn hóa cho… báo chí! Điều kỳ quặc này đã xảy ra tại cuộc họp ngày 1/6 vừa qua.

 

Tình trạng ăn mặc phản cảm, hát nhép, gây scandal thời gian gần đây đã trở thành “vấn nạn” gây bức xúc dư luận, đến mức chỉ trong vòng nửa tháng, Bộ VH,TT&DL phải liên tiếp tổ chức 2 cuộc họp với các cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức, nghệ sĩ, để tìm giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này. Đây là động thái đáng hoan nghênh của Bộ VH,TT&DL. Tuy nhiên, việc chỉ ra nguyên nhân chính để có giải pháp tháo gỡ, có vẻ như còn có sự  “nhầm lẫn”. Bởi theo ý kiến tổng kết cuộc họp, thì trong các nguyên nhân gây nên những hiện tượng không lành mạnh trên, điều đầu tiên được nhắc đến là truyền thông và giải pháp đầu tiên để chấm dứt vi phạm cũng là truyền thông không đăng bài, ảnh về những hiện tượng trên. Trong khi đó, các nguyên nhân thuộc về “nội lực” của ngành Văn hóa thì đứng tít mãi cuối xa xa.

Trước hết, không phủ nhận có một số tờ báo, chủ yếu là báo mạng, cố tình câu khách bằng những “chiêu trò” đưa scandal rẻ tiền, hay ảnh “nóng” của một số ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu, nhằm tăng lượng người đọc. Còn lại, tuyệt đại đa số các báo đều có chính kiến, phê phán những việc thiếu lành mạnh trong môi trường văn hóa. Cũng vì thế, cơ quan quản lý mới biết được vi phạm xảy ra, thay vì tự phát hiện và xử lý, dù ngành Văn hóa có một đội ngũ hùng hậu từ Trung ương đến địa phương. Rõ ràng, truyền thông là kênh thông tin quan trọng để các nhà quản lý văn hóa biết được những “ung nhọt” của mình để “điều trị”.

Vì thế, phải thẳng thắn nhìn nhận: Để xảy ra hàng loạt vi phạm về ăn mặc phản cảm, hát nhép, chính là do công tác quản lý bị  buông lỏng. Điều này cũng được chính Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ Anh Tuấn khẳng định. Làm sao vi phạm không diễn ra khi trong các buổi tổng duyệt, cơ quan quản lý vắng mặt? Đặc biệt, nếu vướng mắc xin phép tổ chức biểu diễn ở địa phương, có thể “chạy” lên Trung ương xin sẽ được, như chương trình của Chế Linh đã từng là tâm điểm của dư luận. Sau khi cấp phép, tổng duyệt, có mấy chương trình được hậu kiểm, hay thanh, kiểm tra? Hầu hết các vi phạm đều do báo chí phát hiện, chứ cơ quan quản lý Nhà nước có tự phát hiện ra không? Hay có phát hiện ra nhưng đã không được xử lý vì những “lý do” rất “khách quan”? Có những chương trình được cấp phép biểu diễn khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi về động cơ của người phê duyệt…

Để ca sĩ ăn mặc hở hang biểu diễn thế này là trách nhiệm của… báo chí?

Bên cạnh đó, còn nguyên nhân nữa mà các đại biểu ngành Văn hóa đã chỉ ra là mức phạt quá nhẹ và văn bản pháp luật chưa hoàn thiện. Nhưng để hoàn thiện văn bản, hay nâng mức phạt, chả lẽ báo chí cũng phải có trách nhiệm làm tham mưu, đề xuất với ngành, cơ quan chức năng chăng?

Khi những vi phạm diễn ra ở mức độ đáng phê phán, chúng ta có quyền đặt câu hỏi: việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng là do sự “dễ dãi”, do năng lực cán bộ, hay còn cả những điều “khó nói” phía sau? Tiếc rằng, câu hỏi này đã tuyệt không có trong cả 2 cuộc họp mà Bộ VH,TT&DL tổ chức vừa qua.

Chúng tôi đã thật sự ngạc nhiên khi thấy ngành văn hóa “đá” quả bóng trách nhiệm về “dịch bệnh” trong môi trường văn hóa sang cho báo giới, những người đã phản ánh sự thật để cảnh báo cơ quan quản lý, cũng như định hướng dư luận. Vì vi phạm ở bất cứ lĩnh vực nào, thì trách nhiệm xuyên suốt vẫn thuộc về ngành chủ quản. Báo chí chỉ là người phản ánh khi vi phạm đã diễn ra, chứ không phải và không thể là người tạo nên chúng.

Đẩy “quả bóng” trách nhiệm sang báo giới chỉ chứng tỏ chưa có sự nghiêm túc nhận trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Bởi nếu truyền thông có vai trò tuyệt đối như thế, Chính phủ đâu cần các bộ chuyên ngành làm gì!

 

                                                               Theo CAND

Các tin khác

Đại biểu QH Nguyễn Thanh Hải (Đoàn Hoà Bình) phát biểu ý kiến về Luật Xuất bản (sửa đổi) tại buổi thảo luận tổ
Đại diện Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trao giải cho các đơn vị tham gia.
Adele dẫn đầu giải thưởng tại Grammy lần thứ 54.
Không có hình ảnh

Cụm văn hoá Mường Vang góp phần bảo tồn và phát triển dân ca, dân vũ của huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Lạc Sơn có gần 14 vạn người với trên 90% là dân tộc Mường cùng chung sống. Xưa kia, Lạc Sơn là một trung tâm của nền văn hóa Hòa Bình với nhiều phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc Mường được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đặc biệt là dân ca dân tộc Mường như: hát đúm, rằng thường, bộ mẹeng, dân vũ, múa, nhạc cụ cồng chiêng...

Trái tim cha mẹ là nơi con ao ước trở về

(HBĐT) - Cơn mưa chiều nay làm con thoáng giật mình. Hè đã về! Một mùa hè nữa lại đến, mùa hè thứ 12 và cũng là mùa hè cuối cùng trong những năm tháng học trò của con. Mùa hè năm nay có gì đó khác biệt hơn so với mọi năm bố mẹ nhỉ?

Tân Lạc: Phát động tháng hành động vì trẻ em

(HBĐT) - Ngày 1/6, huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2012, tới dự có các đồng chí lãnh đạo, đại diện Sở LĐ - TB & XH, huyện Tân Lạc cùng trẻ em trên địa bàn.

Tặng quà cho trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

(HBĐT) - Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Thủy và Mai Châu đã đến thăm, tặng quà cho trẻ em thuộc các xã trên địa bàn.

Sở LĐ - TB & XH tặng quà cho trường mầm non Họa Mi nhân ngày Quốc tê thiếu nhi 1/6

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Sở LĐ - TB & XH đã tặng quà cho các cháu trường mầm non Họa Mi, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn.

Kỳ Sơn: Phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2012

(HBĐT) - Ngày 1/6, huyện Kỳ Sơn phối hợp với tổ chức Childfund tại Việt Nam tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2012. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Sở LĐ - TB & XH, Sở GD & ĐT, Tỉnh đoàn, huyện Kỳ Sơn cùng hơn 300 trẻ em trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục