Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình đã đạt được những thành công trong hoạt động biểu diễn; đã đoạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc tại liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc
(HBĐT) - Trở về từ Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 (đợt 2), trên gương mặt nữ ca sĩ Hồng Tam (đoàn nghệ thuật các dân tộc Hoà Bình) lấp lánh bao niềm vui. Trong thành công chung của toàn đoàn (1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc (màn hát múa “Huyền thoại đất Mường”, tiết mục múa “Gia bảo”), tiết mục đơn ca “Bình minh núi” (nhạc và lời NSƯT Đức Liên) do cô trình diễn đã đoạt huy chương vàng...
Lần thứ 2 trong đời làm nghệ thuật chuyên nghiệp, Hồng Tam được có cảm giác hạnh phúc của một nghệ sĩ khi được đánh giá, nhìn nhận bằng huy chương vàng toàn quốc. Thế là nơi miền gió núi cao nguyên Đắc Lắc đã nâng bước cho “sơn ca đất Mường” thêm một lần khẳng định khả năng ca hát của mình. Sau những giây phút nhớ lại những ngày tham gia liên hoan cùng các đồng nghiệp toàn quốc, Hồng Tam lại trở về với cuộc sống nghệ thuật thường nhật của mình: “ Mấy ngày nữa, chúng em lại đợt lưu diễn ở các xã vùng Mường Bi, Mường Vang...”. Ở những miền quê xa xôi ấy, các khán giả quê nhà đang chờ đón những tiết mục của đoàn, trong đó có cô ca sĩ từng được gọi là người hát dân ca Mường hay nhất.
Sẽ chỉ là diễn viên Hồng Tam luôn có huy chương vàng nghệ thuật quần chúng từ cấp tỉnh đến toàn quốc nếu không có một ngày đẹp trời nghệ sĩ Trọng Sầu và nhạc sĩ Thành Viên lặn lội đến Lạc Sơn “đặt vấn đề” mời cô về đoàn. Tuổi 16, đang học THPT, cơ hội lớn phía trước không khỏi khiến cô suy nghĩ (năm 1998). Bởi dù có thế mạnh vì có “thanh”, “sắc” với vốn liếng nghệ thuật được chắt lọc từ “dòng suối” dân ca Mường cùng sự khao khát hồn nhiên tới những chân trời mới nhưng đến với nghệ thuật chuyên nghiệp lại không phải giản đơn. Có đôi chút băn khăn nhưng bước chân của Hồng Tam đã mạnh dạn đi về phía ánh hào quang của sân khấu chuyên nghiệp cùng quyết tâm và đam mê thực sự. Thời gian, cùng quy luật khắc nghiệt của sự đào thải trong nghệ thuật đã chứng minh điều: các vị lãnh đạo đoàn thời đó đã có con mắt xanh nghệ thuật đích thực khi tìm được “viên ngọc” còn thô ráp ban đầu, từng dần biết toả sáng. Chịu khó học hỏi các lớp đàn anh, đàn chị ( sắp xếp công việc gia đình theo học các lớp tập huấn tại Hà Nội, kiên trì theo học thanh nhạc 5 năm tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam) nhất là “dám” trung thành với dòng nhạc dân gian, Hồng Tam đã thực sự tạo được hình ảnh của mình trong lòng khán giả tỉnh. Cô đã trở thành giọng ca chính của đoàn và thành công khi hát song ca cùng người bạn đời và cũng là bạn diễn của mình (ca sĩ Tuấn Mạnh). Người hâm mộ nhiều vùng quê trong tỉnh yêu thích những tiết mục của cô như song ca bài “Cơm mường Vó, lọ Mường Vang” (sáng tác Bùi Chỉ): huy chương vàng toàn quốc năm 2004 hay bài “Lời thương” (sáng tác Huy Tâm), huy chương bạc toàn quốc năm 2009; bài “Ún Quyết đảm đang” (sáng tác Trọng Hùng) cùng một loạt các bài dân ca Mường mà cô đã được học từ tuổi thơ. Cách cảm, cách hát luyến láy theo đúng chất liệu dân gian Mường đã làm “sáng” hơn, tôn nét hay, nét đẹp tới người nghe. Mỗi chuyến lưu diễn ở cơ sở cô đều nhận được sự cảm mến của người hâm mộ. Thấm thoắt đã 14 năm hát trên sân khấu chuyên nghiệp, giờ cô đã trưởng thành và mặn mòi hơn trong mỗi tiết mục, mỗi đêm diễn. Đồng thời, trách nhiệm của một đội trưởng đội ca càng cần cô thể hiện rõ hơn trong việc dìu dắt các ca sĩ trẻ như Thanh Thanh, sát cánh cùng các ca sĩ khác như Huy Tuấn, Xuân Phúc…góp phần cho đoàn những tiết mục ca nhạc có chất lượng. Vì thế, khi nhắc đến các đồng nghiệp, cô ca sĩ đất Mường này luôn dành cho họ sự trân trọng, cảm mến. Cũng nhờ sự góp sức của các giọng ca này đã làm nên thành công của tiết mục “Huyền thoại đất Mường” (huy chương bạc năm 2012). Cô khiêm nhường cho biết: “Đoàn có các bước phát triển, lớn mạnh như hôm nay có công sức lao động nghệ thuật miệt mài của bao ca sĩ, diễn viên khác…”. Thực vậy, Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh đang có dàn nghệ sĩ mạnh, luôn nỗ lực vượt lên khó khăn để góp vào đời sống văn hoá tỉnh những chương trình nghệ thuật giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Trong khi đời sống của hầu hết các ca sĩ, diễn viên không dư giả gì nhưng niềm đam mê nghệ thuật đã giúp họ vượt qua những tính toán thiệt hơn. Cũng vì thế, các nghệ sĩ, diễn viên đã sát cánh bên nhau trong “ngôi nhà nghệ thuật” có trên 50 năm phấn đấu và trưởng thành. Trong đó, nổi lên các gương mặt nghệ sĩ, diễn viên như Ngọc Dũng, Đình Chiến, Tùng Bách, Hoàng Thị Hiếu, Xuân Ạnh, Minh Trí, Huy Thanh, Hải Duyên…Gắn bó với Đoàn nghệ thuật từ năm 1992, nhạc sĩ Ngọc Dũng đã có được những thành công đáng kể trong nghiên cứu, biểu diễn (sử dụng bộ gõ), dàn dựng, sáng tác. Từ khi tốt nghiệp Học viện âm nhạc quốc gia Việt
Cuộc sống hôm nay dẫu điều kiện thưởng thức của người dân đã khác trước nhiều, nhất là khu vực thành phố, thị trấn ( qua ti vi, đầu đĩa VCD, công nghệ In-tơ-nét...) nhưng ở khu vực nông thôn, khán giả vẫn quan tâm đến với đoàn nghệ thuật của tỉnh. Bởi họ tìm, họ thấy trong đó, đời sống, tìm cảm của mình đang ở trong từng lời ca, điệu múa của đoàn. Vì thế, mỗi nghệ sĩ, diễn viên của đoàn hôm nay đã và đang tiếp tục miệt mài trên con đường nghệ thuật nhiều niềm vui nhưng cũng có nhiều thử thách...
Bùi Huy
(HBĐT) - Tối ngày 29/9, Trung tâm Bảo trợ XH tỉnh đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ "Tết Trung thu - trọn niềm vui cho em". Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở LĐ - TB & XH, Đoàn TN thị trấn Kỳ Sơn, Đoàn TN Sở LĐ - TB & XH, đoàn Đại học Kinh doanh & Công Nghệ Hà Nội, Ngân hàng VPBank Hà Nội, sinh viên trường CĐ Sư Phạm Hoà Bình, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh và gần 40 em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại trung tâm.
(HBĐT) - Tối ngày 28/9, tại Dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa TTN Hòa Bình, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho trên 500 em thiếu nhi khu vực 4 phường, xã: Thái Bình, Chăm Mát, Thống Nhất, Dân Chủ.
(HBĐT) - Vậy là một cái Tết Trung thu nữa lại về. Đây đã là Tết Trung thu thứ 6 chị em Trần Thị Hương được sống trong ngập tràn yêu thương hạnh phúc tại Trung tâm bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh.
(HBĐT) - Đầu tuần, mới nghe mẹ thông báo Trung thu năm nay, cả nhà ta về nhà ông bà nội, 2 chị em Na, Muỗm nhảy cẫng lên vì thích thú. Vui vì tết Trung thu đã đành, nhưng vui nhất là mỗi khi về thăm ông bà lại được vào khu vườn của ông bà để chơi, ngắm vườn quả và nghe chim chóc hót líu lo...
(HBĐT) - Đến Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên những ngày này dễ bắt gặp một không khí nhộn nhịp hơn bình thường. Ngoài học năng khiếu và sinh hoạt câu lạc bộ, các bạn nhỏ ở đây còn đang náo nức chuẩn bị Tết Trung thu. Đèn ông sao đang được các bạn lớp năng khiếu vẽ khẩn trương hoàn thành, các bạn lớp nhạc, múa say sưa chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Mỗi người một việc, các thầy - cô chỉ bảo tận tình, còn các bạn nhỏ thì được thoả sức sáng tạo để tự tay làm nên những sản phẩm đẹp cho ngày hội.
(HBĐT) - Ngày 28/9, Ban chỉ đạo “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007 – 2012. Dự hội nghị có đại diện, lãnh đạo Sở VH, TT & DL, huyện Kim Bôi, BCĐ các xã, thị trấn.