Duyên dáng cô gái Mường.

Duyên dáng cô gái Mường.

(HBĐT) - Trong ngày hội, ngày lễ tết, các Mế, các Mảng, các ùn xúng xính trong áo Pắn váy đen, chiếc thắt lưng xanh cùng bộ xà tích bằng bạc. Đến ngày hội, bạn dễ dàng nhận ra các cô gái Mường Bi, Mường Vang trong màu áo Pắn trắng, xanh lơ; các cô gái Mường Thàng với màu áo xanh cô-ban; còn các cô gái Mường Động thì áo màu hồng. Những màu sắc ấy hoà vào nhau càng làm cho các cô thêm phần duyên dáng.

 

Ngày nay, chiếc áo được thay đổi về chất liệu và màu sắc bởi sự phong phú của các loại vải. Nhưng tựu chung lại, bộ trang phục nữ dân tộc Mường Hòa Bình vẫn giữ nguyên đường nét, hoa văn từ thời Việt cổ. Bộ trang phục đầy đủ nhất bao gồm: trên đầu thắt khăn màu trắng, tiếng Mường gọi là Mũ. Mũ là một dải vải trắng không viền, rộng chừng một gang tay, dài quá vòng đầu để thắt sau gáy theo kiểu thắt vặn, không luồn dưới tóc.

 

Áo ngắn mặc ngoài, tiếng Mường gọi là áo Pắn. áo dài đến chấm eo lưng, phía sau có đường can vải theo dọc sống lưng. Phía trước không có cổ. Ngày xưa có hai loại nẹp áo để quy định. Nếu con gái nhà Lang thì nẹp áo được may (tràng) vắt qua cổ sang hai bên. Tràng rộng bằng ngón tay dài hai lớp vải. Còn một loại áo cổ tròn và hai vạt may nẹp dành cho con nhà dân thường. Tay áo không may nối vai mà được cắt may liền theo kiểu áo bà ba thon dần về phía cổ tay.

 

áo Chùng là áo khoác ngoài được may như áo ngắn nhưng kéo dài xuống đầu gối hoặc quá đầu gối, phía chân áo hơi xoè ra. Nẹp áo bằng tràng cũng được may to hơn áo Pắn. Ngày xưa áo Chùng thịnh hành hơn, ngày nay chỉ có các Mế có người còn hay mặc, còn các bà các cô hầu như chỉ mặc áo Pắn.



Yếm - mặc bên trong áo Pắn, là một miếng vải hình vuông, cạnh trên có khoét tròn và ôm khít cổ, có may dây để buộc sau gáy Hai cạnh bên có may dây để buộc ra sau lưng giống như cách buộc yếm của người Kinh.

Váy Mường được gọi là Wẳl. Váy Mường được chia làm hai phần chính. Phần đầu váy hay thường gọi là cạp váy, được tính từ hông lên. Phần từ hông trở xuống mắt cá chân là phần thân váy.

 

Phần đặc biệt và đẹp nhất của váy Mường chính là phần cạp váy. Phần này do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau. Phần trên cùng người Mường gọi là Rang trên, có hoa văn trang trí là hoa văn hình học (hình thoi hoặc hình vuông), có chiều rộng gần 20 cm. Rang trên có màu sắc chủ yếu là màu đen và trắng. Tiếp theo là Rang dưới, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền đen với hoa văn hình động vật như: con rồng, con hươu (hươu đứng, hươu quỳ), con công, con phượng v.v. có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Phần cuối cùng của cạp nối với thân váy gọi là cao. Cao váy rộng từ 10 cm đến 15 cm được dệt các sọc màu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau. Có sọc mang hoa văn hình học, có sọc mang hoa văn hình cây cách điệu.

Thân váy được khâu nối với phần cạp (đầu váy) rồi khâu thành hình ống to gấp đôi thân người. Khi mặc người ta gập phần thừa về đằng trước. Thân váy chủ yếu được dùng màu đen hoặc xanh đen. Gấu váy phía bên trong có miếng vải nẹp lót, rộng từ 1,5 cm đến 2 cm nhuộm màu hồng, đỏ hoặc có hoa. Khi bước lên bậc cầu thang, khi đi, váy xập xoè theo nhịp bước, nẹp hoa thoáng ẩn hiện, tăng thêm vẻ linh hoạt, uyển chuyển những bông hoa nhỏ thoáng ẩn, thoáng hiện dưới gót sen càng tạo nét hấp dẫn, dáng vẻ riêng của trang phục người phụ nữ Mường.

 

Đi đôi với váy là bộ tênh, có nơi cồn gọi là đênh. Tênh bằng vải đũi, màu xanh hoặc màu vàng, dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eo người mặc. Bộ sà tích bằng bạc được móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước nổi với hộp “ốc đào” và chùm vuốt hổ bọc bạc.

 

Màu sắc của bộ trang phục nữ dân tộc Mường tuy không chói chang, rực rỡ, nhưng nó đã đạt tới sự trang nhã, một vẻ đẹp riêng mang đậm tính cách của người phụ nữ Mường chân thành, trầm lắng, có cả sự vui vẻ và hết sức tinh tế.

 

 

                                                             HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Lãnh đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Đà Bắc trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức về tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn.
Đồng chí Trần Văn Hoàn, TVTU, Bí thư Thành ủy Hòa Bình tặng giấy khen cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007- 2012.
Tiểu phẩm “Chuyện nhà anh Chung” – đơn vị thị trấn Đà Bắc tại hội thi hòa giải viên giỏi huyện Đà Bắc năm 2012.
Không có hình ảnh

Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 20/10, CLB hưu trí TP. Hòa Bình đã tổ chức lễ kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2012) và gặp mặt các hội viên nữ trong CLB.

“Phụ nữ thời nay không chỉ còn bó hẹp với cái bếp”

Trẻ trung và năng động. Đam mê viết văn và không ngại ngần chia sẻ thẳng thắn những điều mình nghĩ. Không chỉ là một nhà giáo, nhà văn đầy cá tính, chị còn khiến không ít người ngạc nhiên bởi dấu ấn trong dịch thuật. Bên cạnh đó, người ta còn nhắc đến chị trong vai trò của một chuyên viên tư vấn quảng cáo và PR.

Gỡ “nút thắt” cho du lịch làng nghề

Tại hội thảo mang tên "Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội, các vấn đề xoay quanh du lịch làng nghề tiếp tục được đưa ra mổ xẻ một lần nữa cho thấy, sự trì trệ nhiều năm qua trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.

“Con chim vành khuyên” xuất ngoại

Tròn nửa thế kỷ kể từ khi ra đời, bộ phim truyện nhựa “Con chim vành khuyên” của cố đạo diễn NSND Nguyễn Văn Thông sẽ lên đường đến với người xem quốc tế tại “Liên hoan phim quốc tế Imagineindia lần thứ 11” diễn ra tại Tây Ban Nha.

Chương trình “Nghệ thuật dưới mái nhà sàn” quy tụ 68 nghệ sỹ trong và ngoài nước

(HBĐT) - Ngày 18/10, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường phối hợp với nhóm nghệ sĩ Asia Art Link tổ chức chương trình nghệ thuật quốc tế đất Mường 2 & Asia Art Link 4 với tên gọi “Nghệ thuật dưới mái nhà sàn”. Chương trình sẽ diễn ra đến hết ngày 25/10.

Giao lưu thanh thiếu niên Việt Nam – Canada

(HBĐT) - Tối ngày 16/10, tại Trung tâm hoạt động thanh - thiếu niên tỉnh đã diễn ra chương trình “Giao lưu thanh thiếu niên Việt Nam - Canada”. Đến tham dự chương trình có đồng chí Hoàng Xuân Giao – Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Đại diện phía Canada có chị PIRANI NAZLYN AMIN, trưởng đoàn tình nguyện Canada và 20 bạn tình nguyện viên Việt Nam - Canada. Chương trình đã thu hút hơn 200 bạn thanh - thiếu niên cùng tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục