Lịch Đoi của người Mường.

Lịch Đoi của người Mường.

(HBĐT) - Lịch Đoi sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời của người Mường xưa và là biểu hiện rực rỡ của tư duy Mường - Việt trong nhận thức thế giới, một sự tổng hợp của các sự phân kỳ, phân thời gian trong suốt một năm dựa trên cách tính toán, căn cứ vào sự vận động của mặt trăng, kết hợp với hậu vật. Lịch Mường cần được lưu giữ bởi hiện tại ít người biết xem lịch Đoi, chỉ những thầy mo có tuổi mới có nhận xét chính xác từng ngày trong tháng và từng tháng trong năm.

 

Theo cách tính của người Mường xưa, sao Đoi chuyển dịch nhanh hơn mặt trăng, vị trí giữa sao Đoi và mặt trăng tùy theo các tháng trong một năm, khi sao Đoi vượt qua mặt trăng, người Mường gọi đó là ngày Đoi vào hay ngậm Đoi. Căn cứ vào các ngày Đoi vào và sự chuyển dịch của các ngày đó mà người Mường phân biệt tháng, ngày trong một năm. Người Mường ở Mường Bi có cách tính lịch khác với người Mường ở các nơi khác gọi là cách tính ngày lùi, tháng tới, tháng giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 của lịch Mường các nơi khác và tháng 10 âm lịch. Theo lịch Đoi, người Mường Bi quan niệm một năm có 12 tháng, trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau mỗi tháng có tên riêng, để tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự công việc, các tháng đó đều tính sớm lên so với tháng âm lịch của người Việt 4 tháng và bắt đầu một năm mới tính theo lịch của người Mường vào tháng 4 lịch Đoi. Bởi vậy, người Mường ở Mường Bi mới có câu nói khái quát những đặc điểm trong sinh hoạt của dân tộc Mường: cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới.

Hiện nay chủ yếu chỉ có các ông Mo và số số ít người cao tuổi trong các vùng Mường biết xem lịch Đoi.

Lịch Đoi được người Mường xưa đúc kết từ nhiều đời rồi truyền lại cho con cháu sau này, trên đó có vạch khắc những hình tượng trưng cho ngày mưa, ngày bão, ngày hao, ngày lỗ, ngày cá, ngày thú. Lịch Đoi người Mường làm trên 12 thanh tre, có chiều dài mỗi thanh khoảng 20 cm, rộng chừng 3 cm, thể hiện 12 tháng trong năm. Cùng với những vạch khắc trên đó, người Mường xưa đã đúc kết được những ngày, tháng trong một năm theo quy luật tự nhiên; tên trong tháng lịch Đoi Mường có 10 tháng được đặt tên theo hệ số từ 1 đến 10, còn hai tháng còn lại là tháng giêng và tháng chạp đều có tên khác.

Lịch Đoi không thay đổi theo năm, 12 thanh tre được người Mường sử dụng trong suốt cuộc đời, trên đó đục lỗ, cảnh báo những ngày làm ăn thua lỗ hoặc thất bại, tháng nào càng nhiều lỗ càng nên tránh và có những ngày đại lỗ không làm một công việc gì hết. Theo qua niệm của người Mường, 1 tháng của người Mường có từ 29 đến 30 ngày, được khắc dọc sống của thanh tre, lịch được chia làm 3 tuần, mỗi tuần 10 ngày và có tên gọi khác nhau như thượng tuần gọi là ngày kâl, trung tuần gọi là ngày loồng; hạ tuần gọi là ngày cối. như vậy, ngày 11 trong lịch Đoi được gọi là 1 loồng và ngày 21 được gọi là ngày 1 cối, còn ngày mùng 1 gọi là ngày 1 kâl; một năm theo lịch Đoi được chia làm 8 giai đoạn và mỗi giai đoạn có tên gọi khác nhau. Thượng tuần - 10 ngày đầu gọi là ngày kâl, những ngày này người Mường tổ chức cưới xin, khánh thành, xây nhà mới, được vạch khắc cùng chiều với 10 ngày cuối tháng - hạ tuần Hạ tuần là những ngày hết trăng, người Mường thường không làm công việc gì hết trong những ngày này, nếu làm sẽ bị thua lỗ hoặc công việc sẽ không suôn sẻ. Trung tuần - 10 ngày giữa tháng dược vạch khắc ngược sống tre, khác chiều với ngày kâl và ngày hết trăng, được người Mường gọi là ngày loồng - ngày có trăng, nếu sinh vào ngày này trẻ con sáng dạ, thông minh.

Các thầy mo và người Mường vẫn thường chọn và làm mùa vào ngày Kâl tha, tháng một, chạp được coi là công việc làm ăn sẽ thuận lợi, sẽ được mát mẻ, nhẹ nhàng, còn làm nhà vào ngày râl trong tức tháng hai, tháng ba âm lịch sẽ được kín đáo, chắc chắn.

 

                                                                 HBĐT tổng hợp

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hát múa “Bên tượng đài Bác” của nhạc sĩ Văn Hạnh, biên đạo Lưu Thanh Tú, biểu diễn: Lê Việt Nam và tốp múa nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người yêu nhạc.
Lãnh đạo Thành ủy Hòa Bình tặng giấy khen cho các chi, đảng bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Không có hình ảnh

Tôn tạo khu di tích nơi diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp định hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt của Trung ương giao, BTV Tỉnh ủy đã giao cho Bộ CHQS tỉnh trực tiếp thực hiện việc tôn tạo khu di tích nơi đã diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào (nay là Đảng nhân dân cách mạng Lào). Khu di tích được tôn tạo có chiều rộng khoảng 20m, chiều dài 40m trên nền nhà cũ nơi diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào. Đặc biệt, trong lần tôn tạo này đã dựng một tấm bia đá được lấy từ tỉnh Thanh Hóa ở độ cao trên 500m so với mực nước biển. Bia đá nặng 37,8 tấn, dài 4m, cao 6m. Trên bia đá được khắc dòng chữ: “Nơi đây, tháng 12 năm 1971 đã diễn ra Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào (nay là Đảng nhân dân cách mạng Lào)”. Dòng chữ được khắc cả bằng chữ Việt và chữ Lào.

Kim Bôi chú trọng đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống

(HBĐT) - Ông Quách Đình Hạnh, Phó trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), Trưởng phòng LĐ- TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện Luật Bình đẳng giới, BCH Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xây dựng chương trình hành động toàn khóa, Nghị quyết 06-NQ/HU về phê chuẩn 5 đề án phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 có nội dung lồng ghép về bình đẳng giới như: đề án chuẩn hóa cán bộ, công chức xã, phường có quan tâm đến tỷ lệ cán bộ nữ; đề án xây dựng xã chuẩn y tế để làm tốt hơn công tác CSSK nhân dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến CSSK cho phụ nữ, trẻ em; đề án giảm nghèo có nội dung đào tạo nghề cho phụ nữ...

Đặc sắc chương trình Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không

Tối qua (23/12), chương trình giao lưu nghệ thuật đặc sắc Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không đã diễn ra tại Hà Nội.

Tặng quà và chúc mừng lễ giáng sinh tại Giáo xứ Đồng Gianh và Hòa Bình

(HBĐT) - Nằm trong kế hoạch tổ chức thăm hỏi các giáo phận, giáo xứ đạo Công giáo nhân dịp lễ Noel 2012, ngày 21/12, đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, tặng quà đồng bào công giáo thuộc Giáo xứ Đồng Gianh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) và Giáo xứ Hòa Bình, phường Đồng Tiến (TPHB).

Quần thể di tích hang động núi đầu Rồng- Tiềm năng lớn cho phát triển du lịch của Cao Phong

(HBĐT) - Nhắc đến quần thể di tích hang động Núi đầu Rồng, không thể không nhắc tới Phong Sơn Động; Hang nước; Động Thanh Thuỷ. Với nhiều chòm nhũ đá có kiến tạo đặc biệt, Phong Sơn Động; Hang nước; Động Thanh Thuỷ tạo nên những đặc trưng rất riêng cho quần thể di tích hang động núi đầu Rồng. (Tiếp theo và hết)

UNESCO đề nghị công nhận bộ đàn đá, kèn đá Tuy An là di sản nhân loại

Theo các chuyên gia, đàn đá Tuy An là bộ đàn đá hoàn chỉnh nhất về mặt kết cấu, thang âm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục