(Nguồn: vietnamese.ruvr.ru)

(Nguồn: vietnamese.ruvr.ru)

Năm 2012 là năm Nga xuất bản nhiều nhất số lượng sách chuyên khảo khoa học và tài liệu học tập về chủ đề Việt Nam trong vòng 20 năm qua.

 

Trong số những sách mới đề cập đề tài Việt Nam xuất bản trên "Đất nước Bạch Dương" năm qua trước hết phải kể đến tuyển tập chuyên khảo "Việt Nam hôm nay và hôm qua" do Viện nghiên cứu Viễn Đông và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN ấn hành, gồm 400 trang và hai chục bài nghiên cứu.

Tuyển tập chuyên đề này tập trung tìm hiểu quan hệ Việt-Trung trong thế kỷ 10, vai trò của Phật giáo thời các triều đại phong kiến đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, hoạt động của Hoàng đế cuối cùng Bảo Đại và tiến trình đổi mới ở đất nước Việt Nam đương đại.

Tiến sĩ Annatoly Sokolov, tác giả của bài nghiên cứu về những người Nga trong đội quân viễn chinh lê dương nước ngoài ở Đông Dương in trong tuyển tập này, trong năm qua cũng đã hoàn thành việc chuẩn bị để xuất bản cuốn Nhật ký của Bá tước Vyazemsky, vị lữ khách Nga độc đáo đã cưỡi ngựa đi khắp Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19.

Trong số những cuốn sách phản ánh đất nước Việt Nam hiện đại có tuyển tập "Nói về Việt Nam với lòng mến yêu" do Chi hội Hữu nghị với Việt Nam tại Vladivostok phát hành với 25 tác giả là sinh viên và cựu sinh viên trường Đại học Tổng hợp Vladivostok, nơi đã có bề dày ba thập niên giảng dạy tiếng Việt.

Một công trình khác được sự đánh giá cao của giới chuyên gia ở Nga cũng như ở Việt Nam là tập tài liệu tham khảo dành cho đối tượng học tiếng Việt.

Người biên soạn cuốn sách này là PGS-TS Maksim Syunnerberg có sử dụng tư liệu cuốn tiểu thuyết của nhà văn Việt Nam Nguyễn Nhật Ánh nhan đề “Cô gái đến từ hôm qua”. Từ điển Kinh tế Nga-Việt của tác giả Elena Tyumeneva do Trường đại học quan hệ quốc tế Mátxcơva (MGIMO) ấn hành, được thực hiện theo phong cách truyền thống, tuy nhiên mang nội dung hiện đại nhất.

Cuối cùng phải kể đến cuốn sách "Những nhịp cầu di dân trên đại lục Á-Âu" do Viện Hàn lâm khoa học Nga xuất bản, có đề cập người nhập cư Việt Nam./.

                                                                      Theo Báo TTXVN
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Động Hoa Tiên- điểm đến hấp dẫn du khách nằm trên tuyến du lịch lòng hồ sông Đà.
Tiết mục múa mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao của xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) tại đêm giao lưu văn nghệ cụm 1.
Không có hình ảnh

Đại hội đại biểu Hội sinh vật cảnh huyện Đà Bắc lần thứ nhất

(HBĐT) - Ngày 13 tháng 1 năm 2013 Hội sinh vật cảnh Huyện Đà Bắc đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2013-2017. Đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Chủ tịch Hội làm vườn và Sinh vật cảnh tỉnh, đến dự, chỉ đạo và tặng hoa Đại hội.

Trên 400 diễn viên tham gia liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động tỉnh năm 2013

(HBĐT) - Trong 2 ngày, 11- 12/1, tại Cung văn hóa tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh năm 2013. Đến dự đêm khai mạc có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Cơm lam, đặc trưng của ẩm thực Mường Động

(HBĐT) - Kim Bôi là huyện vùng thấp của tỉnh, nơi có đông đồng bào Mường sinh sống. Đến với vùng đất Mường Động này, du khách không chỉ được nghỉ dưỡng, tham quan mà còn được thưởng thức hương vị của cơm lam - món ăn truyền thống dân dã, mang đặc trưng của ẩm thực nơi đây.

Khám phá hang Luồn

(HBĐT) - Đến với huyện Lạc Thủy, ngoài các điểm du lịch quen thuộc như chùa Tiên, xã Phú Lão, Nhà máy in tiền, xã Cố Nghĩa..., du khách không thể bỏ qua thắng cảnh đặc sắc là quần thể hang Động (hang Luồn) nằm trên địa bàn thị trấn Chi Nê, xã Yên Bồng, xã Đồng Tâm. Từ năm 1995, đoàn cán bộ nghiên cứu của phân viện Thám sát hang động ITALY đã đến khảo sát và đánh giá hang Luồn là một trong những hang đẹp và quyến rũ của tỉnh Hoà Bình. Năm 2011, hang Luồn đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 53 ngày 28/12/2001 của Bộ VH-TT.

Một thoáng “hương đất Mường”

(HBĐT) - Mới đây, CLB thơ tỉnh đã ra mắt tập thơ “Hương đất Mường”. Tập thơ chính là sản phẩm tiêu biểu cho nền thơ, ca nhạc quần chúng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. ấn phẩm này hội tụ một khối lượng hơn 600 tác phẩm, trong đó có 538 bài thơ được chọn lựa từ ngót một ngàn bài thơ của 156 hội viên ở 9 CLB cơ sở, đại diện cho các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Dao ở tỉnh ta.

Chuyện đời thường: Buổi chợ chiều mùa đông

(HBĐT) - Chợ vào lúc chiều muộn, những dòng xe tấp nập, hối hả ngược xuôi. Những cuộc mặc cả, mua bán vội vã. Góc cuối chợ có một bà cụ già yếu, lưng còng trong chiếc áo bông đã bạc màu, rét co ro đang ngồi bên mấy mớ rau. Gặp ai, bà cũng mời:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục