(HBĐT) - Nghĩ về văn hóa đọc, tôi tâm đắc câu nói của PGS, TS Nguyễn Hoàng ánh: “Tất cả những gì ta học được là nhờ sách vở, đúng là như vậy đọc sách, sách sẽ dạy ta không những kiến thức, cách làm người mà sách còn làm cuộc đời ta thêm phong phú”.
Thấu hiểu được quyền năng cùng giá trị bất biến của sách và việc đọc sách, Unesco đã lấy ngày 23/4 hàng năm làm ngày “sách và bản quyền thế giới”. Ngày hội đọc sách Việt
Đọc đã trở thành nhu cầu của con người, một phương tiện hiệu quả để bồi bổ tri thức, nâng cao thẩm mỹ và bồi đắp tâm hồn cho mỗi cá nhân. Sách và đọc sách vẫn tồn tại như một phần tất yếu của cuộc sống hôm nay. Đọc phải trở thành nét văn hóa, trở thành nhu cầu ham muốn và thú vui, với tôi, đọc sách là một niềm ham mê bổ ích, không để thời gian vào những ván cờ có lúc hết cả một buổi hay bên chiếu tổ tôm thâu đêm mặc dù thú giải trí ấy cũng lành mạnh, trừ phi cá cược bằng tiền bạc.
Văn hóa đọc giúp ta có thể sống cùng một lúc ở quá khứ, hiện tại và tương lai nên cảm thấy đời sống phong phú, ý nghĩa hơn. Ngày nay, nhiều nhà xuất bản cho ra nhiều đầu sách, tập thơ, tạp chí đến các loại báo ngày, báo tuần, báo tháng, ấn phẩm rất đa dạng, phong phú, chỉ sợ không có thời gian, không đủ sự kiên nhẫn mà đọc và có khi còn phụ thuộc túi tiền từng người. Tôi có mấy bạn già về hưu thường trao nhau cuốn sách hay mà cháu, con mới mua cho, hay trao, giới thiệu cho nhau những bài báo chính luận mang tính thời sự như bài “Niềm tin chiến lược” của Thủ tướng. Sự tích lũy lâu năm có một tủ sách hàng chục nghìn cuốn là một sở thích, một nhu cầu nên khi cần một vấn đề gì là có sách, có tư liệu. Khi gặp những bài hay, đoạn văn hay tôi có thói quen ghi chép lại vào sổ tay. Tính ham đọc đã lôi cuốn các con, cháu, trên kệ sách hôm nay mặc dù nhiều cuốn đã sờn gáy như những cuốn: Lép Tônstôi, Viên đại úy, Ruồi trâu… đến những danh nhân đất Việt, những cuốn sách về Bác Hồ, Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm, Đại thắng mùa xuân 1975 và các sách thiếu nhi... Cha và con nói về gia cảnh Bác Hồ…
Nhắc đến văn hóa đọc, nhiều người cho rằng chỉ cần mở máy, lên mạng là đủ tin tức. Điều đó là đúng vì những tin tức đó kịp thời nhưng qua những tin ấy, người đọc có ý thức và trách nhiệm cần phải lựa chọn, phải có quan điểm để khỏi sa vào những tin tức, câu chuyện có hại. Đọc sách tử tế là tạo cho mình một nền tảng văn hóa, sự kết nối lịch sử và hiện tại tạo cảm hứng cho đời sống đương đại.
Đọc sách giúp quá trình ký ức phát triển. Qua nhận thức con người, khi đọc sẽ có sự phát triển qua 3 giai đoạn: ghi nhớ, nhớ lại, hiện tại mà khâu hiện tại là khâu quan trọng trong quá trình ký ức, quá trình nhận thức đọc. Đọc sách giúp ta có được tình cảm, tư duy để vượt qua những khó khăn và khôn ngoan hơn trong giao tiếp, ứng xử. Đọc sách không chỉ giải quyết vấn đề tìm hiểu cái này, đáp ứng nhu cầu kia mà lớn hơn là đem đến cho ta một lượng thông tin về sự trải nghiệm, về nguồn cội của dân tộc. Tiếc rằng, do sự suy nghĩ chỉ cần mạng internet nên có nhiều cơ sở trường học, cơ quan… tiết kiệm bằng cách không mua báo, tạp chí. Cách nghĩ đó thật phiến diện, Lê-nin từng nói: “Không có sách thì không có tri thức”. Con người không đọc sách thì tâm hồn sẽ nghèo nàn, đọc sách sẽ học được văn phong, cách sử dụng ngôn từ. Tôi thường gặp mấy cụ hưu trí đến thư viện tỉnh có thẻ bạn đọc để mượn sách, tôi cảm phục và theo gương học tập các cụ. Hàng tuần, thứ bảy, chủ nhật, phòng đọc Thư viện tỉnh đông các cháu thiếu niên, nhi đồng đến đọc, các cháu đọc báo, đọc truyện thiếu nhi. Nhìn cảnh đó, tôi lấy làm mừng ở văn hóa đọc của lớp trẻ học đường. Tôi đã thấy một số gia đình làm khuyến học, trước hết là phải xây dựng tủ sách. Tủ sách là thể hiện trình độ, là lòng khích lệ đối với con trẻ. Đọc sách tốt, tử tế không bao giờ thừa mà đó là nguồn bổ sung tri thức, xây dựng nhân cách.
Vài lời trao đổi về văn hóa đọc mong nhận được sự thông cảm.
Văn Song
(phường Đồng Tiến, TPHB)
(HBĐT) - Trong 3 ngày, 24- 26/7, tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Hội đồng Đội T.Ư đã tổ chức Liên hoan Đội nghệ thuật măng non các tỉnh phía Bắc năm 2013 với chủ đề "Bay cao tiếng hát ước mơ". Liên hoan có sự góp mặt của hơn 1.500 em thiếu nhi đến từ 26 cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động TTN. Đội nghệ thuật măng non Nhà thiếu nhi là đại diện duy nhất của tỉnh tham dự liên hoan.
(HBĐT) - Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Xa Đức Quý ở huyện Đà Bắc hỏi: Lễ hội Đền Bờ được tỉnh cho chủ trương khai hội đã 5 năm nay và bia Lê Lợi đã có chủ trương đưa đưa về Đền Bờ nhưng đến nay chưa thực hiện, vì sao? Vấn đề ông Xa Đức Quý hỏi, Sở VH - TT&DL trả lời như sau:
(HBĐT) - Chiều ngày 26/7, Đoàn phường Tân Hoà đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh của phường tổ chức Giao lưu “Nhân chứng lịch sử với thế hệ trẻ”.
(HBĐT) - Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 được triển khai từ tháng 3/2012 với các mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cụ thể: doanh thu từ du lịch đạt trên 12 tỷ đồng/năm, lượng khách du lịch đạt trên 22.000 lượt người/năm, xây dựng 1 xã, 18 xóm, bản thành điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới…
(HBĐT) - Triển khai chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận làng nghề truyền thống gồm: làng nghề dệt kết hợp làm du lịch xã Chiềng Châu (Mai Châu), làng nghề dệt xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Theo sở VH-TT&DL, Thực hiện Nghị quyết số 17 ngày 22/7/2004 của HĐND tỉnh về thực hiện Đề án xây dựng nhà văn hóa (NVH) xóm, bản giai đoạn 2005 - 2010, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 70% xóm, bản đã xây dựng được NVH.