Cổng thành phía tây được xây bằng đá ong còn khá nguyên vẹn.

Cổng thành phía tây được xây bằng đá ong còn khá nguyên vẹn.

(HBĐT) - Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm sát tỉnh lộ 424 với đường Hồ Chí Minh, khu thành cổ nhà Mạc đã tồn tại khoảng 300 năm. Tuy nhiên, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và sự bào mòn của thời gian, cái còn lại chỉ còn là một chiếc cổng...

 

Khu thành cổ có một vị trí khá khiêm nhường thuộc thôn Bá Lam 2, xã Cao Thắng (Lương Sơn). Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Trần Văn Sản, sống gần cổng làng, là một trong số hiếm hoi những người biết về những thăng trầm của khu thành cổ này. ông kể: “Thành được xây dựng bởi Tổng trấn Hà Đông để trả ơn cho lý trưởng thôn Cao Lăng - người đã có công giúp Tổng trấn trong những ngày khó khăn lên kinh ứng thí. Đây là một trong những căn cứ quan trọng của quân đội ta trong những năm chống Pháp và Mỹ bởi toàn bộ những thùng xăng dầu phục vụ cho quân đội đều được chuyển vào thành để tránh bom đạn”.

 

Tuy nhiên, xung quanh khu thành cổ còn nhiều truyền thuyết ly kỳ. Có nguồn tư liệu cho rằng, thành được xây dựng từ thời nhà Mạc với mục đích sử dụng là nhốt tù binh. Có tài liệu lại ghi thành được xây từ thời nhà Nguyễn và có tên là thành Tỉnh Đạo, đây là nơi chiêu mộ binh lính, xây hào, đắp đập của một vị tướng quân tên là Đinh Công Bản để chống lại sự trả thù của Nguyễn ánh. Sau đó, thành bị đánh bất ngờ, Đinh Công Bản đem quân bỏ chạy và thành trở nên hoang tàn từ đó.

 

Thành cổ có kiến trúc mang đậm phong cách của tường thành Việt Nam thời phong kiến. Thành có hình vuông với diện tích khoảng 40.000 m2. Tường thành được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong, tuy nhiên hiện nay đã bị phá hủy gần hết. Anh Khánh (một người dân ở đây) cho biết: “Ngôi thành cổ này có 4 cổng được xây dựng ở 4 hướng, nhưng hiện nay chỉ có cổng thành phía tây còn khá nguyên vẹn, cổng phía nam chỉ còn lại những ụ đá ong rất lớn, hai cổng còn lại đều đã bị phá huỷ hoàn toàn. Cổng thành phía tây có một kiến trúc độc đáo: Cổng mái vòm, làm bằng gạch màu nâu đỏ, nhẵn bóng, vuông thành sắc cạnh. Cổng có kích thước khá lớn với chiều cao 5 m và chiều rộng 6 m. Khi vào trong cổng, những mộng đá lớn được đục đẽo tinh xảo, gắn vào thân bên trong cổng thành được cho là sử dụng để nâng đỡ, chốt giữ cửa gỗ to và nặng, trấn giữ cửa thành.

 

Khu thành cổ trước đây là chứng tích lịch sử, căn cứ quân sự quan trọng trong các cuộc kháng chiến, nay chỉ còn là một khu đất hoang phế. Nhìn từ xa, có thể sẽ không nhận ra cổng thành bởi cây cỏ mọc um tùm, hơn nữa lại chỉ có mỗi chiếc cổng nằm chơ vơ giữa khu đất trống, có lẽ sẽ không ai nghĩ rằng nó lại có vai trò quan trọng thời chiến tranh.

 

Sống gắn bó với khu thành cổ đã lâu, nhiều người dân, nhất là những vị cao niên luôn mong muốn khu thành cổ được phục dựng, được công nhận là di tích, bởi nó không chỉ gắn với cuộc sống của người dân mà còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng.

 

 

 

                                                                Thu Thảo (SVTT)

 

 

 

Các tin khác

Mừng thọ cho hội viên cao niên được Hội Hưu trí Tổng Công ty Sông Đà tại Hòa Bình thực hiện hàng năm.
Một tiết mục hát tốp ca tại liên hoan.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Băng đĩa nhạc không rõ nguồn gốc  được bày bán công khai  tại lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) 2014.

Nhiều bất cập trong tuyến du lịch đền Bờ

(HBĐT) - Đền Bờ trên địa bàn xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) là tuyến du lịch sinh thái - văn hóa - tâm linh hấp dẫn, nhất là khi hồ Hòa Bình được đưa vào điểm du lịch trọng điểm quốc gia. Đến với đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên giữa mênh mông sông nước, giữa những hòn đảo lớn, nhỏ lô nhô, xung quanh là các bản làng của người dân tộc Mường, Dao..

Quần thể hang động núi Đầu Rồng thu hút gần 6.000 lượt khách đến thăm quan

(HBĐT) - Theo thống kê của Ban quản lý di tích cấp quốc gia núi Đầu Rồng, khu III, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), từ ngày 3/2 đến nay, quần thể đã đón gần 6.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch. Tổng số tiền thu được từ vé thăm quan là trên 80 triệu đồng.

Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

(HBĐT) - Tối ngày 7/3, tại quảng trường Cung văn hoá tỉnh đã diễn ra Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Bộ VH, TT&DL, Sở VH, TT&DL các tỉnh: Hoà Bình, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh; các CCB từng tham gia chiến đấu tại ĐBP năm xưa cùng trên 200 diễn viên, tuyên truyền viên và đông đảo người dân trên địa bàn TP Hòa Bình đến xem và cổ vũ.

Dấu ấn lễ hội Đình Liêu

(HBĐT) - Những câu hát chèo réo rắt mời gọi chúng tôi chọn hướng khai xuân về với lễ hội hang chùa Thượng, đình Liêu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy). Ở đây, chúng tôi đã có một cảm nhận rất thật về lễ hội. Đây là một hoạt động văn hóa mà người dân được thực sự là chủ thể; bà con xóm trên, làng dưới cùng đoàn kết chung tay quây quần chuẩn bị từ mâm cỗ cúng các vị thần cho đến miếng trầu têm cánh phượng mời khách. Từ khắp các nẻo đường, những người con xa quê hân hoan trở về quê hương vui ngày hội.

“Rục rịch” thị trường quà tặng 8/3

(HBDDT) - Cứ mỗi khi đến dịp 8/3, Ngày Quốc tế Phụ nữ, thị trường hoa và quà trên địa bàn TP Hoà Bình lại nhộn nhịp hẳn. Lựa chọn được một món quà vừa ý nghĩa, lại vừa hợp túi tiền là điều khiến không ít các “đấng mày râu” phải cân nhắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục