Làng nghề dệt lụa truyền thống đã được quy hoạch quy củ
Theo câu thơ của Nguyên Sa “Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn?/ Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông”, tôi đưa một số người bạn Việt kiều đến thăm làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Qua chiếc cổng làng mới xây, không khó khăn lắm, chúng tôi tìm đến được gia đình cụ Triệu Văn Mão, một trong những nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề và là một trong số ít gia đình hiện còn lưu giữ và sản xuất lụa vân, loại lụa mà hoa văn nổi trên mặt lụa mượt, một thương hiệu cổ xưa của Vạn Phúc đã đi vào thi ca:
The La, lĩnh Bởi, sồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Với sản phẩm lụa vân truyền thống, gia đình cụ Mão đã sản xuất được nhiều mẫu lụa quý hiếm bằng nguyên liệu tơ tằm 100% như vân Quế hồng diệp, lụa vân Triện thọ, lụa vân Băng hoa, lụa vân Long phượng mây bay, lụa vân Song hạc, lụa vân Mai thọ, lụa sa Đuôi công to, lụa vân Lưỡng long song phượng, lụa vân Lưỡng long song thọ... Tất cả gồm hơn 20 mẫu lụa quý hiếm. Lụa truyền thống được phục chế không chỉ quý bởi cách dệt thủ công tạo ra mặt hàng tinh sảo, màu sắc êm dịu mà các hoa văn mang nét văn hóa Việt đậm nét. Gia đình cụ hiện còn có xưởng dệt nằm cạnh cửa hàng giới thiệu sản phẩm truyền thống.
Một người con của cụ cho chúng tôi biết, do là sản phẩm truyền thống được gia đình gìn giữ và phát triển nên chất lượng các sản phẩm lụa do gia đình sản xuất đều có nhãn mác riêng, được nhiều khách hàng, nhất là những khách hàng lớn quan tâm, đặt hàng dài hạn. Còn nhớ, vào năm 2006, khi sản phẩm lụa của gia đình ông Mão được trưng bày tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã thu hút được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton khi ông sang thăm Việt Nam.
Ngày đêm Vạn Phúc vẫn rộn rã tiếng thoi đưa.
Ở Vạn Phúc, có đền thờ Tổ nghề A Lã Thị Nương. Trong thời gian sống ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà đã được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc không chỉ đẹp về mẫu mã, tinh xảo về đường nét kỹ thuật mà còn phong phú đa dạng về thể loại với hàng trăm mặt hàng lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu...Ðể tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những người thợ Vạn Phúc đã tiến hành những quy trình kỹ thuật phức tạp, nhiều công sức và trí tuệ.
Có nhiều sản phẩm từ lụa phong phú, độc đáo được khách hàng ưa chuộng.
Vạn Phúc có diện tích tự nhiên gần 150 ha, với khoảng 17 nghìn nhân khẩu. Làng xưa có tên là Vạn Bảo, với nghề dệt lụa nổi tiếng, đến nay đã có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Năm 2003, làng Vạn Phúc được đổi tên thành phường Vạn Phúc như ngày nay. Vạn Phúc hiện có hơn 300 cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề, trong đó có 30 cơ sở, doanh nghiệp và hơn 200 hộ gia đình với khoảng 250 máy dệt và 150 cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại.
Hằng năm, làng Vạn Phúc đón hàng nghìn đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm quan và trao đổi, mua bán sản phẩm làng nghề. Ngày nay, lụa Vạn Phúc đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Hàng giả, hàng nhái, mặt hàng lụa giá rẻ, chất lượng kém được nhiều người nhập từ Trung Quốc mang về làng bày bán, trà trộn, không những giảm uy tín của lụa chính hiệu mà còn khiến nhiều khách du lịch không khỏi hoang mang.
Được du khách trong và ngoài nước biết đến với thương hiệu làng nghề dệt lụa nổi tiếng, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đang đặt mục tiêu trong những năm tới là tập trung phát triển kinh tế làng nghề theo hướng bền vững; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng nơi đây trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Nhìn vào kết quả thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện Kim Bôi thẳng thắn nhận định: Vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBCCVC chưa đề cao trách nhiệm trong thực thi công vụ. Ý thức lao động kém vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc như: làm việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi game, uống rượu, bia trong giờ làm việc, hút thuốc lá không đúng nơi quy định... đã ảnh hưởng đến uy tín của CBCCVC. Ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng này là việc làm cấp thiết.
(HBĐT) - Tối ngày 12/8, tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH,TT&DL đã tổ chức khai mạc hội thi tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2014. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện Cục văn hóa cơ sở - Bộ VH,TT&DL; lãnh đạo đại diện UBND các huyện, thành phố và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố đến xem và cổ vũ.
Họa sĩ vẽ bằng ngón tay Võ Trịnh Biện đang giới thiệu đến công chúng 23 tác phẩm hội họa, với chủ đề “Đà Lạt và tôi”, tại Trung tâm triển lãm Hòa Bình, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Tháng Tám về, ông Chương tuổi ngoài 80 lại nhớ mùa thu cách mạng cách đây gần 70 năm. Thời ấy, ông mới 12 tuổi, cách mạng về xóm làng bừng dậy. Đêm về, những bước chân người nông dân quê mùa nghèo đói, lam lũ nghe theo tiếng gọi của Việt minh rộn ràng bước vội trong sự thôi thúc của tiếng mõ, chiêng cồng, tù và và lao xao tiếng nói cách mạng đã về, dân nghèo thoát khỏi cảnh áp bức của nhà lang.
Cơn mưa rào cuối hạ dập tắt những vầng lửa phượng và tiếng ve lác đác rơi trên vỉa hè! ánh nắng cũng loãng dần bên bậu cửa sổ. Mùa thu nhón gót trên phím thời gian, gõ vào tâm hồn trẻ thơ những thanh âm bâng khuâng! Luyến tiếc mùa hè ngắn ngủi hay háo hức đón chờ một năm học mới...
(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/8, Công đoàn Khối tham mưu QLNN Bộ VH-TT&DL đã giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Sở VH-TT&DL. Tham gia giao lưu có cán bộ công đoàn các Vụ, đơn vị Khối tham mưu thuộc Bộ VH-TT&DL; lãnh đạo, cán bộ Sở VH-TT&DL.