Đội cồng chiêng xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thường xuyên tập luyện đánh các giai điệu chiêng.

Đội cồng chiêng xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thường xuyên tập luyện đánh các giai điệu chiêng.

(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm đến khôi phục, lưu giữ và bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện còn trên 1.000 chiếc, trong đó có gần 900 chiếc cồng chiêng cũ, còn lại là cồng chiêng được các hộ dân ở các địa phương mới mua lại về trưng bày và sử dụng.

 

Cồng chiêng có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Một dàn đủ bộ của người Mường gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong năm và trọn một vòng quay xuân - hạ -  thu - đông của đất trời. Người Mường đặt tên chiêng theo số thứ tự từ chiêng một đến chiêng mười hai (căn cứ theo kích thước và độ cao âm lượng) và chia thành ba nhóm: bốn chiêng dàm (theo thứ tự từ chiêng chín đến chiêng mười hai, kích thước lớn, âm phát ra thuộc khu trầm trong dàn chiêng, còn gọi là chiêng khầm), bốn chiêng bồng (từ chiêng thứ năm đến chiêng thứ tám, kích thước trung bình, âm phát ra thuộc khu giữa trong dàn chiêng, còn gọi là chiêng bôồng bêênh), bốn chiêng tlé (từ chiêng một đến chiêng bốn, kích thước nhỏ, âm phát ra thuộc khu vực cao nhất trong dàn, còn gọi là chiêng chót, chiêng poỏng hoặc chiêng lóng). Mười hai chiêng tạo ra mười hai âm sắc riêng biệt, đồng thời hợp thành một dàn cồng chiêng độc đáo với những bản hòa âm đã đi vào lịch sử xứ Mường. Được xem là biểu tượng văn hóa của người Mường, cồng chiêng theo phường bùa mang may mắn đầu năm đến tận mọi nhà. Cồng chiêng chúc phúc cho đôi uyên ương trong ngày cưới. Cồng chiêng thành kính đưa người về cõi “Mường ma”. Cồng chiêng thúc giục nhà nhà chung  vui lễ cơm mới...

 

Theo đồng chí Bùi Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm VH -TT huyện Tân Lạc: Trước đây, ở Mường Bi hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng và luôn được trân trọng, lưu giữ truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, có một giai đoạn do đời sống khó khăn, nhiều gia đình đã đem bán đi những chiếc cồng chiêng của mình. Vì thế, số lượng cồng chiêng trên địa bàn huyện giảm đi rất nhiều. Trước nguy cơ mai một nét văn hóa cồng chiêng, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo cơ sở nghiêm cấm các hành động bán cồng chiêng ra ngoài và khuyến khích mọi người dân lưu giữ bảo tồn những chiếc cồng chiêng cổ. ý thức được sự quý giá của cồng chiêng trong đời sống văn hóa của người Mường, hiện nay, các gia đình không có tình trạng bán cồng chiêng ra ngoài mà rất chú trọng đến lưu giữ, bảo tồn như vật quý, vật thiêng trong nhà. Không chỉ lưu giữ những chiếc cồng chiêng cổ, các hộ gia đình, xóm, bản còn sưu tầm mua thêm những chiếc cồng chiêng cổ và cồng chiêng mới. Đặc biệt, từ năm 2000, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã cho phục dựng lại lễ hội Khai hạ (còn gọi lễ hội xuống đồng). Mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng một năm mới thịnh vượng, may mắn. Việc thực hiện các nghi lễ cầu mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về cuộc sống tươi đẹp, bình yên. Ngay trong lễ hội Khai hạ toàn huyện đã quy tụ được hơn 400 chiếc cồng chiêng cổ nằm rải rác trong dân với những hồi chiêng trầm hùng vang lên đã làm sống dậy giá trị độc đáo của cồng chiêng xứ Mường. Từ đó đến nay, Khai hạ Mường Bi được tổ chức thường xuyên vào ngày 7 và 8 tháng giêng hàng năm tại xã Phong Phú (Tân Lạc) thu hút được được hàng vạn người dân tham gia. Ngoài những hoạt động văn hóa phong phú như ẩm thực, trò chơi dân gian, dân ca,  một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Khai hạ Mường Bi là phần thi đánh cồng chiêng giữa các xã, thị trấn.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Hùng, mặc dù văn hóa cồng chiêng đã và đang khôi phục và bảo tồn, nhưng hiện nay, những nghệ nhân đánh được các làn điệu cổ đúng giai điệu còn khoảng gần 200 người, trong đó đa số là các nghệ nhân trung và cao tuổi. Do đó, để nét văn hóa cồng chiêng Mương Bi không bị mai một, các xã, đặc biệt là các nghệ nhân cần chú trọng đến truyền dạy cho các thế hệ trẻ... Có như vậy mới bảo tồn và gìn giữ được văn hóa cồng chiêng một cách bền vững.

 

 

 

Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác

Lòng hồ sông Đà với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.
Không có hình ảnh
Đêm hội tại thị trấn huyện Mộc Châu.
Đồng bào Mường Vang chuẩn bị các món ăn truyền thống để đón Tết Độc lập.

Một sáng mùa thu

(HBĐT) - Trời vào thu, sáng nay, một ngày đẹp trời. Trời trong xanh, nắng vàng thu màu nhạt, gió thu hơi sương nhè nhẹ, mẹ đưa con đến trường mà lòng tràn ngập niềm vui.

Triển khai Nghị định số 62 về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

(HBĐT) - Ngày 29/8, Sở VH,TT&DL đã tổ chức họp bàn triển khai Nghị định số 62/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo phòng văn hoá các huyện, thành phố.

Giám sát công tác quản lý Nhà nước về du lịch và tôn giáo tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 29/8, đoàn công tác của Ban Văn hóa, xã hội & Dân tộc (HĐND) tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa- xã hội & Dân tộc (HĐND) tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát công tác quản lý Nhà nước về du lịch và tôn giáo trên địa TPHB. Cùng tham gia đoàn giám sát có đại diện các ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

7 đội tham gia hội thi “Kiến thức cha mẹ - sức khỏe cho con” năm 2014

(HBĐT) - Tối 28/8, Ban chỉ đạo Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015 phối hợp với Hội LHPN thành phố, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tổ chức hội thi “Kiến thức cha mẹ - sức khỏe cho con” năm 2014. Tới dự có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh; một số ngành thành viên Ban chỉ đạo Đề án và đông đảo các gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn thành phố.

Sẽ có một đêm hội trăng rằm lung linh dành cho trẻ em

(HBĐT) - Diễn ra ngay sau lễ khai giảng năm học mới, “Đêm hội trăng rằm” ở TP Hòa Bình được kỳ vọng sẽ mang lại những ấn tượng sâu đậm cho các em thiếu niên, nhi đồng. Thành phố Hòa Bình đang tích cực chuẩn bị những hoạt động nhằm dành cho các em thiếu niên, nhi đồng có được một ngày hội đặc biệt ý nghĩa cùng “chú Cuội, chị Hằng” và những câu chuyện cổ tích mang đậm dấu ấn tuổi thơ.

Công chiếu đợt phim kỷ niệm 69 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 2523, ngày 11/8/2014 của Bộ VH-TT&DL và Thông báo số 528, ngày 11/8/2014, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng triển khai kế hoạch tổ chức đợt phim kỷ niệm 69 năm cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 60 năm ngày truyền thống đặc khu Vĩnh Linh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục