Đông đảo tăng ni, Phật tử dự lễ Vu Lan năm 2014 tại Chùa Hòa Bình Phật Quang.

Đông đảo tăng ni, Phật tử dự lễ Vu Lan năm 2014 tại Chùa Hòa Bình Phật Quang.

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng Nội vụ thành phố Hòa Bình, hiện trên địa bàn có 3 tôn giáo đang hoạt động. Ban đại diện Phật giáo TPHB được thành lập từ tháng 6/2006, đến nay có khoảng 6.000 Phật tử. Giáo xứ Hòa Bình được tái hoạt động vào năm 2000, đến nay có khoảng 4.000 tín đồ. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có khoảng 30 người theo đạo Tin lành (là những người đã từng đi xuất khẩu lao động tại Malaixia và được truyền đạo tại đó).

 

Xác định công tác tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua, cùng với tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với tôn giáo, công tác QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố luôn được tăng cường. Vì vậy các hoạt động của  Phật giáo, Công giáo diễn ra bình thường, tuân theo quy định của pháp luật. Các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng theo quy định. Các chức sắc và tín đồ tôn giáo (Phật giáo, Công giáo) đã tự giác chấp hành những quy định của pháp luật và những văn bản quy định của địa phương, cụ thể như: xin cấp giấy phép xây dựng trước khi tiến hành xây dựng trụ sở và cơ sở thờ tự; báo cáo và xin phép chính quyền trước khi tổ chức các buổi lễ diễn ra ngoài chương trình đăng ký, ngoài cơ sở tôn giáo. Hàng năm, thực hiện nghiêm túc về chương trình hoạt động tôn giáo với chính quyền cơ sở. Riêng đạo Tin lành chưa được cấp có thẩm quyền công nhận hoạt động trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Với sự tham mưu sâu sát của chính quyền thành phố, tỉnh đã có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Ban đại diện Phật giáo TPHB đã được UBND tỉnh giao 5 ha đất tại khu vực đồi Ba Vành (tổ 21, phường Tân Thịnh) để xây dựng trụ sở và cơ sở thờ tự. Đến nay, Chùa Hòa Bình Phật Quang cơ bản đã hoàn thành và tiếp tục triển khai xây dựng các công trình tiếp theo. Giáo xứ Hòa Bình cũng đã được UBND tỉnh giao 1 ha đất tại tổ 23, phường Đồng Tiến để xây dựng trụ sở và nhà thờ mới (hiện đang trong quá trình hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để khánh thành và đưa vào sử dụng).

 

Nhằm thực hiện tốt công tác QLNN về tôn giáo, UBND thành phố thường xuyên phối hợp kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về tôn giáo như: bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo cho 100 CB,CC trên địa bàn. Phối hợp với phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ)  chỉ đạo, hướng dẫn phường Chăm Mát về thủ tục đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành theo điểm, nhóm.

 

Đồng chí Quách Tùng Dương, Chủ tịch UBND TPHB cho biết: Trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường hơn nữa việc QLNN về tôn giáo bằng những việc làm cụ thể: tổ chức triển khai đầy đủ để CB, CC và nhân dân thống nhất nhận thức về quan điểm và hành động trong thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới. Chủ động nắm bắt tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, các phần tử lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây mất ANTT trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ngành, UBND các phường, xã tạo điều kiện cho chức sắc và đồng bào các tôn giáo tổ chức tốt ngày lễ trọng đảm bảo trang nghiêm và theo quy định của pháp luật. Tổ chức thăm hỏi, động viên các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành, các tôn giáo nhân ngày lễ trọng. Phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo. Đồng thời, vận động các tín đồ tôn giáo tích cực tham gia phát triển KT-XH, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về tôn giáo với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, đảm bảo ANCT - TTATXH trên địa bàn  thành phố.

 

 

                                                                        Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác

Giáo viên trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc truyền dạy cồng chiêng cho các học viên.
Lãnh đạo Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Đà Bắc trao thưởng cho các đội đạt giải.
Phụ nữ xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.
Bác Hồ với nhân dân Thủ đô (Năm 1959). Ảnh: T.L

Văn nghệ quần chúng đi vào chiều sâu

(HBĐT) - “Hiện nay, đời sống của người dân có nhu cầu rất lớn về giải trí, nâng cao đời sống tinh thần. Chính vì vậy, phong trào văn hóa, văn nghệ (VH-VN) quần chúng cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, VH - VN đã có những đóng góp tích cực vào tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân” - Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm VH - TT huyện Tân Lạc cho biết.

Tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa - điều chỉnh vẫn khó thực hiện

(HBĐT) - Trong quá trình thực hiện, các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM khi được áp dụng vào thực tiễn tại một số địa phương đã bộc lộ bất cập, không phù hợp. Ban chỉ đạo NTM các địa phương đã có kiến nghị điều chỉnh. Một trong các tiêu chí đó có tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất (CSVC) văn hóa. Tuy tiêu chí này đã được điều chỉnh nhưng khi triển khai ở nhiều địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, cả tỉnh chưa có xã nào đạt tiêu chí số 6 về CSVC văn hóa.

Xóm Đồng Bảng giữ vững danh hiệu làng văn hóa

(HBĐT) - Cùng đồng chí Lò Văn Nhoi, Trưởng ban mặt trận xóm Đồng Bảng, xã Đồng Bảng (Mai Châu), chúng tôi đến thăm nhà văn hóa của xóm. Đây là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng của người dân trên địa bàn. Bên trong nhà văn hóa trưng bày nhiều giấy khen, cờ lưu niệm ghi nhận những thành tích của xóm trong thời gian qua.

Tưng bừng Ngày hội văn hóa hòa bình

Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954/10-10-2014) và 15 năm Thủ đô Hà Nội vinh dự được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Sáng 12-10, tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Thành phố Hà Nội đã tổ chức “Ngày hội văn hóa hòa bình” thu hút hơn hai nghìn người tham gia, trong đó có các đại biểu khách quốc tế: cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và lưu học sinh đang học tập tại Hà Nội.

Thủ đô thay áo, lung linh mừng ngày Giải phóng

Trung tâm Hà Nội những ngày đầu tháng 10 lung linh, rực rỡ cờ hoa. Hàng nghìn ánh đèn hoa trang trí chung quanh hồ Gươm và nhiều tuyến phố khác chờ đón dịp kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2014).

Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Triển lãm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam phối hợp Hội Mỹ thuật Việt Nam, báo Lao động Thủ đô và các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm mỹ thuật cùng nhiều hoạt động tại trung tâm từ ngày 8 đến 12-10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục