Lãnh đạo Sở VH,TT&DL, UBND huyện Đà Bắc và đơn vị thi công khởi công dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Đền Thác Bờ.
(HBĐT) - Ngày 14/11, Sở VH,TT&DL đã tổ chức khởi công dự án Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Đền Thác Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
Dự án do Sở VH,TT&DL làm chủ đầu tư, có diện tích đất sử dụng khoảng 5.955m2, với tổng mức đầu tư giai đoạn I trên 15,9 tỷ đồng. Giai đoạn I của dự án sẽ thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục: Bến thuyền đưa đón khách du lịch; hệ thống cấp điện chiếu sáng; hệ thống cấp thoát nước; kè đá và san nền; xây dựng khu vực nội đền và ngoại đền. Các hạng mục đều được chia ra thành nhiều tiểu hạng mục nhỏ, được thiết kế chi tiết. Trong đó, hạng mục bến thuyền đưa, đón khách du lịch được chia thành 3 hạng mục nhỏ, gồm đường xuống bến thuyền có chiều dài 21,3m, bắt đầu từ mép nước lên đến điểm dừng chân; điểm dừng chân rộng 560m2; lối lên đền có chiều dài 170m bắt đầu từ điểm dừng chân lên đến quảng trường trước đền, các hạng mục đều được thiết kế bằng đá hộc, liên kết bằng vữa xi măng, phía dưới sử dụng lướp lót vữa xi măng tạo phẳng. Khu vực ngoại đền có diện tích 662 m2, các khoảng sân đệm được lát đá xanh, có hệ thống tường rào. Khu vực nội đền là khu vực chính của di tích nằm tại chính đỉnh đồi Hang Thần có diện tích 2.551,6 m2 có các hạng mục công trình như: Tam quan, đền chính, tả vu, hữu vu, lầu thiêu hương, nhà vệ sinh….
Dư án do Công ty cổ phần Đầu tư - xây dựng năng lượng thương mại Hoàng Sơn thực hiện thi công. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 – 2016.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Tối 11/11, tại Nhà văn hoá huyện Kỳ Sơn, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức đêm nhạc “Quê hương và mái trường” của 2 nhạc sỹ - thầy giáo Tống Đức Cửu và Đinh Thanh Lượng. Đến dự đêm nhạc có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, UBND huyện Kỳ Sơn, các sở, ban, ngành của huyện và đông đảo người thân, bạn yêu nhạc.
(HBĐT) - Đã có thời điểm, bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều địa phương của tỉnh, trong đó có xã vùng cao Yên Thượng (Cao Phong) bị mai một ít nhiều. Con em không mặn mà với việc học tiếng, học hát, không thích mặc trang phục dân tộc, còn rất ít nghệ nhân biết và truyền dạy lời ca, tiếng hát bọ mẹng, thường rang... Kể từ khi NQT.ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cán bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn phát triển KT -XH, từng bước khôi phục, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống vốn có.
(HBĐT) - Xác định phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp văn hóa sẽ góp phần thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở, những năm quan, Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Đà Bắc đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo; kịp thời đề ra kế hoạch nội dung phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương và cơ quan; nêu gương điển hình về xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, khơi dậy tình đoàn kết phát huy tính tự quản trong cộng đồng… Đồng chí Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo phong trào cho biết.
(HBĐT) - Ngày 7/11, tổ 15, phường Chăm Mát (thành phố Hoà Bình) đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2014.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, trong 2 ngày 6-7/11, tại Nhà văn hóa huyện Mai Châu, Sở VH,TT&DL đã tổ chức Liên hoan nghệ thuật các đội văn nghệ cơ sở tiêu biểu tỉnh năm 2014.
Mưa giăng trắng chiều, phố nghiêng nghiêng. Con đạp xe đến thăm cô. Quãng đường hơn 10 km như dài hơn bởi cơn mưa bất chợt. Những hạt mưa nhảy nhót trên vỉa hè khẽ đậu lên vai ướt lạnh. Đã mấy năm rồi kể từ ngày con rời mái trường thân yêu soi bóng bên dòng sông chở nặng phù sa, cũng đã mấy năm rồi con xa cô! Lòng con háo hức như thuở lên 5, 6 trước những chuyến đi xa!