Cái lạnh đã len lỏi khắp các ngõ ngách, tràn về trên các nẻo đường quê, ngõ phố. Bạn đã nhận ra, tôi đã nhận ra. Có người gọi là mùa kỷ niệm, mùa dấu yêu ngóng chờ ấm áp, mùa khói đốt đồng... Với tôi đó là mùa của nỗi nhớ, đợi chờ! Mùa cảm xúc đang dâng...

 

Lá đã thôi vàng rực trên những con đường, sắc vàng long lanh ngủ vùi đâu đó tìm độ chín trên những cành bàng lá đỏ đang dần trơ trọi, sót lại những chiếc lá cuối cùng mang theo nỗi nhớ mong thầm kín khi mùa thu vừa đi qua!

 

Thưa dần rồi những ngày se lạnh nhường chỗ cho những ngày đông giá rét. Nhưng tôi yêu những khoảnh khắc bình yên, có phần u buồn của mùa đông. Những bước chân dường như bớt vội vàng, hối hả hơn, dấu chân không còn vương dấu nắng. Màu nâu trầm của của đông bao trùm. Dưới dòng sông, những con thuyền im lìm co cụm gối bãi, trên bờ lau, sậy xào xạc trong gió. Có làn khói tỏa tìm sự ấm êm. Tôi thèm,  nhớ một nụ cười xưa cũ, tôi khao khát một vòng tay ấm êm, tôi nhớ mãi một giọng nói đã từng tỏa hơi ấm sang tôi vào những đêm mùa đông lạnh buốt. Khi hiểu được thì đã xa nhau mất rồi. Tôi đi giữa mùa đông, gặp những hàng quán ven đường đang tỏa hương nghi ngút khói thơm. Mùa đông nơi phố phường với đủ thứ quà vặt hấp dẫn hương thơm, ngọt ngào, ấm áp. Hàng ngô nướng thơm lừng, hàng hạt dẻ đang nổ lách tách trong chảo cát nóng, hàng ốc luộc thơm nồng vị gừng cay, cả đến hàng chè cũng ấm nồng hương vị vani. Có hàng bánh khúc ngân vang  khi đi rồi vẫn còn sót lại  vị thơm và tiếng rao nơi đầu ngõ. Anh bán bánh mì cũng vội vã ủ ấm cho những ổ bánh mì của mình khỏi nguội trong giá rét. Những dáng người nhỏ bé, mong manh đang bươn mình trong gió lạnh, họ chở hơi ấm và hương thơm cho phố phường, tự mình chở gió đêm đông. Những góc phố dịu dàng, chở che khó nhọc.

 

Mùa đông lạnh. Cái rét ngọt như cắt, chích những mũi kim tê tái qua da, những cơn rùng mình run rẩy, cơn gió cào trên mặt đường. 

 

Mùa đông còn là những cơn mưa đêm rả rích rơi bên mái hiên, gợi đến sự ấm nồng xưa cũ. Tôi đã nhiều lần ngồi như vậy với những mùa giá buốt trong lòng phố phường. Tôi lặng thầm ngắm cơn mưa đã giăng chéo những hạt xiên qua ánh đèn vàng vọt đầu dốc phố, gió được chắn bởi một mảnh nilon, những hạt mưa ánh đen mặt đường nhựa và hắt lay phay trên vai áo của một bác bán gánh hàng hoa trên đường phố.

 

Những chiếc xe đạp lướt qua, đổ dốc trong một sầm sập tối đông mưa rét, những dáng người mong manh ngược chiều gió thổi đang mong mau chóng chở về, mong bán hết hàng trở về cùng gia đình. 

 

Những ánh hồng rạng lấp tỏ trên gương mặt, soi  rõ những thú nhặt nho nhỏ trong sâu hút đường khuya thẫm màu mưa đêm, được điểm trong ánh vàng đèn khuya đang hắt bóng... Trong những lô nhô thò thụt mái phố in bóng, khi cơn gió lướt qua lại dào dạt hắt những hạt buốt lạnh xuống...

 

Cảm xúc mùa đông còn là nhớ về tổ ấm khôn nguôi. Thương cha vào mùa đông với bàn chân chai sần, nứt nẻ, nhớ dáng mẹ tảo tần tóc đã vương nhiều sợi bạc. Có tia nắng chiếu qua trên hàng cây khẳng khiu trụi lá giữa chiều đông hiu hắt. Mùa đông mở rộng tấm lòng yêu thương chào đón ấm nồng. Mẹ đang nhẩm tính trong những ngày cuối đông để vào vụ mới, nụ cười in dấu thời gian những vết chân chim hằn trên mắt mẹ. Tình yêu thương là món quà vô giá cha mẹ dành cho con. Tôi yêu mùa đông hơn vì  được mang trên mình những chiếc áo ấm áp và hơi ấm tình thân của những người thân yêu. Sáng sớm khi thức dậy đã thấy bóng mẹ bập bùng bên bếp lửa, tiếng hoa nẻ nổ tí tách, ấm nước reo vang và nồi cơm sôi lục bục...

 

Năm nào mùa đông chả về đúng hẹn. Là mùa yêu thương trong tâm hồn bao người luôn muốn hướng về tổ ấm gia đình. Đông về, cảm xúc ấm áp ngày thơ lại nhắc nhở, lại khơi về kỷ niệm yêu thương để có tấm lòng bao dung hơn hơn. Cảm ơn ấm áp yêu thương đã nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo để giữ mãi và vun đắp cảm xúc ngọt ngào khi mùa yêu thương đã về. Mong trao cho nhau hơi ấm nồng của mùa đông yêu thương, dạt dào thương nhớ dù có người yêu thương đã cách xa ngàn trùng!

 

Trong một đêm như đêm nay, khi tiếng mưa rả rích ngoài kia với gió mùa về chen vào lòng những xúc cảm xưa cũ, nhớ người xưa, không biết còn ký ức gì trong nhau và mỗi  mùa đông về lại da diết nhớ... 

 

 

 

 

Tản văn của Vũ Lệ Ngân Hương

(Trung tâm GDTX Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tiểu phẩm về chủ đề phòng - chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới của CLB “Gia đình hạnh phúc” xã Hòa Sơn (huyện Lương Sơn) nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
Lãnh đạo Huyện ủy Kỳ Sơn trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá 5 năm, giai đoạn 2009 – 2014
Cán bộ hưu trí chờ lĩnh lương hưu tại điểm phát ở bưu cục chợ Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của CB, CNVC-LĐ về thực hiện nếp sống văn hóa

(HBĐT) - Qua 5 năm triển khai thực hiện (2009 - 2014), phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai sâu rộng đến các tổ chức công đoàn cơ sở và đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở.

Đôi nét suy nghĩ về mo Mường

(HBĐT) - Cuộc đời mỗi con người ở các dân tộc khác nhau đều có những nghi lễ liên quan đến vòng đời như: sinh đẻ, trưởng thành, kết hôn Với người Mường, tang lễ là nghi lễ cuối cùng của cuộc đời mỗi con người mà con người chỉ được thụ hưởng khi chết. Với người Mường, khi chết đi, họ chuyển sang thế giới ma bên mường Chạ Đống cùng với tổ tiên, họ hàng bên ma. Từ những niềm tin và quan niệm này nên dân tộc Mường sản sinh ra các thiết chế tang ma thực hiện những nghi lễ cần thiết để chuẩn bị và tiễn đưa người quá cố đi đến cõi vĩnh hằng.

Lạc Sơn: Biểu dương 42 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 

(HBĐT) - Ngày 21/11, Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị biểu dương "cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" 5 năm, giai đoạn 2009 - 2014.

Hội thi điều dưỡng ứng xử hay, tay nghề giỏi

(HBĐT) - Ngày 20/11, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh tổ chức đêm chung kết hội thi điều dưỡng ứng xử hay, tay nghề giỏi năm 2014. Dự hội thi có 23 thí sinh đến từ các phòng, khoa chuyên môn của bệnh viện.

Hiệu quả phong trào thi đua xây dựng “Làng văn hóa”

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thủy có khoảng gần 75% xóm, khu phố đạt danh hiệu làng văn hóa. Từ nhiều năm nay, việc xây dựng làng văn hóa đã trở thành động lực thúc đẩy nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đặc biệt, từ các nguồn hỗ trợ và nhân dân đóng góp, hoạt động chung tay vì cộng đồng, giúp đỡ hộ nghèo đã diễn ra sôi nổi, thiết thực. Cụ thể từ năm 2008 đến nay, toàn huyện có gần 2.500 hộ nghèo được hỗ trợ trên 25 tỷ đồng; hàng nghìn nhà tạm đã được thay bằng nhà kiên cố. Đời sống của người dân được cải thiện đã giúp cho việc huy động nguồn lực, xã hội hóa việc trùng tu di tích, tôn tạo danh lam thắng cảnh, sửa chữa các hạng mục công trình văn hóa diễn ra thuận lợi. Toàn huyện đã có gần 80% xóm có nhà văn hóa từng bước hoàn thiện đạt chuẩn theo quy định.

72 tiết mục tham gia giao lưu văn nghệ “Bài ca người giáo viên nhân dân”

(HBĐT) - Kỷ niệm 32 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), 55 phục vụ sự nghiệp giáo dục miền núi, trong 2 ngày 17 và 18/11, tại huyện Kỳ Sơn, Sở GD&ĐT đã tổ chức giao lưu văn nghệ “Bài ca người giáo viên nhân dân” năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục