Nhà báo Đồng Thế Hưng (người đeo cà vạt đứng giữa) và các đồng nghiệp trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày Báo Hoà Bình ra số đầu (1962 - 2012).

Nhà báo Đồng Thế Hưng (người đeo cà vạt đứng giữa) và các đồng nghiệp trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày Báo Hoà Bình ra số đầu (1962 - 2012).

(HBĐT) - Đồi 79, khu chuyên gia Liên Xô (cũ) giữa năm 1992, một buổi chiều đi Đà Bắc về, nhóm phóng viên trẻ đang đi bộ ngược dốc thì từ phía trụ sở Báo Hoà Bình (toà nhà 75/76), một người khoác chiếc máy ảnh Ze -nhít cũ, phóng “con” sim sơn xanh vụt qua. Bộ quần áo bộ đội cũ, khiến người thoáng nhìn nhận đoán ngay đây là một CCB. Một phóng viên gạo cội của báo cho biết: CTV Đồng Thế Hưng đấy, anh ấy là kỹ sư nông nghiệp ở huyện Kỳ Sơn.

 

À đây là cây viết Thế Hưng, người mà chúng tôi từng “gặp” qua các bài viết của anh trên Báo Hoà Bình hay tạp chí văn nghệ tỉnh kể từ khi tái lập tỉnh. Vẫn lời của nhà báo từng biết anh: Phong cách lính tráng có khác, nhanh nhạy, có khả năng tiến xa... Lần thoảng qua đó cũng khiến chúng tôi có cảm tình với một tác giả, người sau này đã trở thành đồng nghiệp cùng phòng phóng viên mà bác nhà báo Trần Mười làm trưởng phòng. Lời thẩm định đó là chính xác, khi sau này, anh là một CTV xuất sắc của Báo Hoà Bình và trở thành phóng viên chính thức của báo Đảng tỉnh từ cuối năm 1992. 

 

Qua quá trình cùng công tác, chúng tôi nhận ra, đây là một phóng viên yêu nghề, tâm huyết và có tính chủ động cao trong tác nghiệp. Nay ngược Mai Châu, mai xuôi Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, bàn chân anh đến với cơ sở, đến với bà con và sau đó là những bài viết nóng hổi tính thời sự. Nhớ mãi lần, cố nhà báo Bùi Tiến Thịnh (nguyên Phó TBT Báo Hoà Bình) giao nhiệm vụ cho anh mà thấy lo. Đầu giờ chiều, bác phân công: Đi Kỳ Sơn viết bài về cuộc sống đồng bào vùng hạ lưu sau đợt xả lũ. 8 giờ sáng mai phải có bài, khoảng 1.000 chữ, kèm ảnh. Không một lời khất hẹn, anh bon bon đi cơ sở. Gặp gỡ bà con, cán bộ xã, xóm, tối đó, anh đã viết xong một bài ghi chép khá đầy đặn về tư liệu... Có vốn sống và sự trải nghiệm từ cơ sở, cộng với năng khiếu và sự học hỏi không ngừng, anh đã trở thành một cây viết có uy tín của Báo. Nhiều bài viết gần như là sự đúc kết, đánh giá về các điển hình, để qua đó là bài học cho nhiều địa phương khác. Bạn đọc và đồng nghiệp tâm đắc về các bài viết của anh như  “Nam Phong - vùng đất thức”, hay  “Gió Hạ Sơn”... Các điển hình, qua các bài viết của anh đã có dịp “đánh thức”, kêu gọi thêm các điển hình khác. 

 

Là kỹ sư nông nghiệp nên anh có sở trường các bài viết về nông - lâm nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, nhưng anh cũng là người rất mạnh ở các đề tài xây dựng Đảng, văn hóa - xã hội. Chúng tôi, đã từng ngồi truyền tay nhau các bài ký, ghi chép của anh về các nhân vật, các chính khách như “Một giờ với Chủ tịch UBND tỉnh”, “Nghĩ về cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo”, “Các anh ở đâu sao chưa về với mẹ?” hoặc như bài viết về một “đại ca” trên con đường hoàn lương... Hay ở vấn đề đã đành, anh còn “ghi điểm” bởi giọng điệu, văn phong thể hiện, cách dẫn dắt vấn đề. Điều thú vị trong các bài viết của anh chính là ở đó. Trong các nhà báo ở Báo Hoà Bình, anh là người thành công khi đưa chất văn vào báo, khiến các vấn đề tưởng là khô khan, trở nên dễ gần, dễ cảm nhận. Khi là phóng viên, anh còn thành công ở các bài phóng sự, điều tra - một thể loại khó nhằn, thường dành cho các nhà báo có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về cuộc sống. Nhiều bài báo đã có chỗ đứng trong lòng độc giả. Hàng trăm bài viết, bức ảnh đẹp của anh được bạn đọc ghi nhận...

 

Đặc biệt, anh là tác giả và là người khởi xướng cho mục “Thạch Sanh tân truyện” trên Báo Hoà Bình chủ nhật. Từng ấy năm công tác cũng là từng ấy năm có chuyên mục này trên báo. Cũng là các vấn đề của cuộc sống hôm nay, những vui buồn, nghịch lý đời thường, những bi - hài... qua con mắt cảm nhận cùng lối viết của anh đã khiến các vấn đề được nâng lên rất nhiều. Các bài viết “Thạch Sanh tân truyện” có tính chiến đấu và sức mạnh giáo dục cao. Nhưng thành công ở các bài viết còn là sự dí dỏm, hài hước, nhân văn... Đọc mỗi câu chuyện bao giờ cũng ẩn chứa những nụ cười thâm thúy và không thấy sự đao to, búa lớn trong cách thể hiện. Cách kể, cách dẫn dắt câu chuyện của anh khiến người đọc luôn bất ngờ về cái kết. Các vấn đề mà anh thể hiện trong “Thạch Sanh...” khá đa dạng khiến nhiều người thấy anh là người chịu đi, chịu tìm tòi các vấn đề của cuộc sống. Những năm 90 của thế kỷ trước, “Thạch Sanh tân truyện” của tác giả Đồng Thế Hưng (hay với các bút danh Hải Giang, Thảo Hương) còn xuất hiện khá nhiều trên các ấn phẩm của báo Nông nghiệp Việt Nam. Đã có lần, trong một cuộc mạn đàm về các bài viết này, một phóng viên trẻ đã đặt câu hỏi: “Sao anh không tập hợp thành một tuyển tập để xuất bản, biết đâu lại ăn khách?”. Anh cười cười: Mình viết để phục vụ cho cho độc giả, đâu có nghĩ in sách nọ, sách kia... Sau này, làm công tác quản lý, lãnh đạo cơ quan (anh giữ các vị trí: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó TBT Báo Hoà Bình, Chủ tịch Công đoàn cơ quan...), không còn có nhiều thời gian để tác nghiệp phóng viên, nhưng những kinh nghiệm hay từ những năm tháng lăn lộn ở cơ sở đã được anh truyền lại cho lớp trẻ...

 

Nhà báo Đồng Thế Hưng từng có nhiều giải thưởng báo chí cấp tỉnh, là chiến sĩ thi đua báo chí toàn quốc lần thứ nhất, giải thưởng báo chí - văn học nghệ thuật 10 năm tái lập tỉnh (1992-2002), kỷ niệm chương “vì sự nghiệp báo chí”... Và hơn thế là một nhà báo tâm huyết và yêu cái nghiệp viết lách đến cháy lòng. Nhưng không may, anh bị bệnh trọng và từ giã cõi đời khi đang ở độ chín nhất trong cuộc sống, trong công việc, để lại nỗi đau vô bờ đối với vợ con, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè... Hôm nay, lật trang Báo Hoà Bình mới nhất, không còn tên anh trong số những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của bản báo nữa; không còn tên tác giả Đồng Thế Hưng phía dưới các bài viết... sao thấy trống vắng mênh mang đến nao lòng. Hơn 22 năm với nghiệp báo chí chuyên nghiệp sôi động và thành công, nay sự nghiệp ấy đã dừng lại. Điều xót xa ấy, làm sao những đồng nghiệp ở Báo Hoà Bình có thể cầm lòng được...

 

 

                                                                                     Bùi Huy

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, TVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban tổ chức Cuộc thi phát biểu tại buổi lễ phát động.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2009 - 2014
Rạp Hoà Bình triển khai đợt phim kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đôi nhân dân và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
CLB thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bản Lác biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch cộng đồng.

Huyện Tân Lạc: Xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã được các cấp, ngành huyện Tân Lạc triển khai sôi nổi, đến nay, phong trào đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định và đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước.

Lạc Thủy: 75 khu dân cư được công nhận văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong năm 2014, toàn huyện Lạc Thủy có 16.340 hộ đăng ký gia đình văn hóa, đạt 100%. Trong đó, có 12.819 hộ được công nhận gia đình văn hóa; 102 hộ gia đình văn hóa không được công nhận lại; 782 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu. Toàn huyện có 142 KDC đăng ký thực hiện các tiêu chí văn hóa, trong đó 75 KDC được công nhận văn hóa; 10 KDC văn hóa không được công nhận lại; 28 KDC văn hóa tiêu biểu. Hiện nay, toàn huyện có 142 KDC đã xây dựng hương ước, quy ước, đạt 100%.

Người ghi “nhật ký hình ảnh” về công trình thuỷ điện Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày ngăn sông Đà đợt I. Ngày nổ mìn phá đê quai hạ lưu. Ngày khởi động tổ máy số 1. Ngày vận hành trạm 500 KV đầu nguồn. Lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình... Trong suốt 15 năm xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, từng sự kiện dù lớn hay nhỏ đều được ghi lại bằng những tấm ảnh chân thực, sống động và chính xác như thước phim tài liệu. Trong 15 năm, đã có hàng chục nghìn tấm ảnh ghi lại hàng chục nghìn khoảnh khắc đáng nhớ. Đó thực sự là một cuốn “nhật ký hình ảnh” vô giá về công trình Thủy điện Hòa Bình. Cuốn nhật ký có một không hai được ghi lại bởi một người duy nhất: nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai.

Biểu diễn Hòa nhạc Giáng sinh 2014

Giống như những năm trước, Viện Goethe tiếp tục mang không khí Giáng sinh đến với hai TP Hà Nội và Hải Phòng với các tác phẩm âm nhạc của Johann Sebastian Bach, Georg Friedrich Händel và các nhà soạn nhạc tên tuổi khác, cùng các bài hát giáng sinh nổi tiếng trong chương trình Hòa nhạc Giáng sinh.

Xây dựng văn hóa công sở gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, việc xây dựng văn hóa công sở gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh đã được Bưu điện huyện Mai Châu thực hiện có hiệu quả, không chỉ tạo được niềm tin với khách hàng mà còn nâng cao doanh thu của đơn vị.

Trên 430 diễn viên, nghệ nhân tham dự hội thi trình tấu cồng chiêng, hoà tấu nhạc cụ dân tộc và hát dân ca Mường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27 và 28/11, huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội thi trình tấu cồng chiêng, hoà tấu nhạc cụ dân tộc và hát dân ca Mường năm 2014. Đã có trên 430 diễn viên, nghệ nhân của 25 đoàn thuộc các xã, thị trấn, đơn vị ngành tham dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục