Những năm qua, tỉnh ta luôn coi trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Ảnh: Đội văn nghệ quần chúng của tỉnh tham gia biểu diễn nghệ thuật tại Làng văn hóa các  dân tộc Việt Nam trong dịp Tết Dương lịch năm 2015.  Ảnh:P.V

Những năm qua, tỉnh ta luôn coi trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Ảnh: Đội văn nghệ quần chúng của tỉnh tham gia biểu diễn nghệ thuật tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trong dịp Tết Dương lịch năm 2015. Ảnh:P.V

(HBĐT) - Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn văn hoá rộng lớn và trí tuệ văn hoá sâu sắc; là ánh sáng chỉ đường, là sức mạnh thôi thúc hành động chẳng những đối với nhân dân ta mà còn đối với tất cả những ai đang đấu tranh cho tự do, độc lập, cho sự tiến bộ của loài người.

 

Văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị

 

Coi văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định văn hoá tồn tại và phát triển trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố kinh tế, chính trị và chịu sự quy định của kinh tế, chính trị. Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế đối với văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thấy được vai trò to lớn của văn hoá đối với sự phát triển KT -CT-XH. Chính vì vậy, Người chỉ rõ văn hóa phải “soi đường cho quốc dân đi” và đòi hỏi trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cần phải chú ý, coi trọng ngang nhau, đó là CT -KT, VH-XH.

 

Nhấn mạnh vai trò động lực của văn hóa, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến lên CNXH, nâng cao đời sống của nhân dân lao động cần phải có cả vật chất lẫn tinh thần. Song không thể chỉ đặt trọng tâm vào kinh tế mà phải chú trọng cả văn hóa vì chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người là văn hóa. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội, cho nên nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường VH -XH bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không thể đạt được.

 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa có thể giúp mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí; giúp bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp của con người; bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, giúp con người hướng đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân mình. Khi văn hóa có thể "vào sâu trong tâm lý quốc dân", "sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ", thì sẽ giúp cho "ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng".

  

 

Xây dựng văn hóa trong Đảng

 

Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, luôn đau đáu sự trăn trở làm sao phải xây dựng và củng cố Đảng thật TSVM, thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, đày tớ trung thành của nhân dân, dễ hiểu tại sao trong bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trước hết nói về Đảng mà cụ thể là về văn hoá Đảng. Từ góc độ văn hóa, đoàn kết chính là giá trị, là sức mạnh và cũng là hạt nhân quan trọng của văn hóa Đảng. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa Đảng chính là trí tuệ, lương tâm và sự trong sạch của Đảng, để Đảng trở thành hình ảnh của phẩm giá, đạo đức con người Việt Nam. Trong xây dựng Đảng và xây dựng văn hóa Đảng, điều cốt yếu chính là chủ nghĩa nhân văn, ý chí phấn đấu cho sự giải phóng hoàn toàn và vì hạnh phúc con người của mỗi đảng viên. Vì vậy, văn hóa Đảng muốn có được, trước hết thể hiện ở mỗi đảng viên của Đảng. Trên tinh thần đó, để Đảng là đạo đức, là văn minh, trong Đảng không thể tồn tại một bộ phận đảng viên chạy theo lợi ích cá nhân, phá hoại sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, mà Đảng phải gồm những đảng viên luôn "xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân"

 

Coi văn hóa đạo đức là nội dung bên trong của lối sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Theo Người, một khi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đạo đức cách mạng sẽ hướng lòng mình đến chí công vô tư, sẽ đoàn kết và giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Một nền văn hóa với những con người có đạo đức, nhân cách, có lối sống cao đẹp, luôn chú trọng, thường xuyên tự phê bình và phê bình trên cơ sở của tình đồng chí thương yêu lẫn nhau như Người căn dặn thì những cái xấu, cũ kỹ, hư hỏng dù phải đấu tranh lâu dài cũng nhất định sẽ bị quét sạch.

 

Quan tâm đến con người với ý nghĩa là chủ thể sáng tạo của mọi giá trị văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết chăm lo phần công việc đối với con người và đây cũng là phần nội dung được viết dài nhất trong Di chúc. Trong bản thảo tháng 5/1968, Người vạch ra những dự kiến về những công việc tiến hành xây dựng đất nước sau chiến tranh, có tính đến từng đối tượng cụ thể: thương binh, gia đình liệt sĩ, bộ đội, thanh niên xung phong, phụ nữ, nông dân... Thấm nhuần đạo lý văn hoá truyền thống của dân tộc Uống nước nhớ nguồn, đồng thời cũng nhằm để khoan thư sức dân, làm kế sâu dễ bền gốc, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho đồng bào nông. Ngay cả với những người được coi là nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khoan dung, đầy nhân ái cũng căn dặn và mong muốn Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện. Quan điểm này mang đậm chủ nghĩa nhân văn, đức hiếu sinh, cốt cách dân tộc Việt của Chủ tịch Hồ Chí Minh...

 

 

Xây dựng văn hóa theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Hơn 45 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, đất nước, con người Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Thực hiện những chỉ dẫn của Người về văn hóa và Di chúc, nhất là sau 15 năm thực hiện NQT.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhận thức về vai trò, vị trí văn hóa trong Đảng, trong xã hội đã được nâng lên; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Văn hóa được chú trọng và việc phát huy mọi nguồn lực để đầu tư cho văn hóa cũng đã cho thấy sự gắn kết giữa phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Vai trò của văn hóa ngày càng thể hiện rõ và có tác động lớn trong đời sống KT -XH, QP-AN, xây dựng con người Việt Nam mới XHCN.

 

Tuy nhiên, cũng sau hơn 45 năm thực hiện Di chúc - Cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh những thành tựu đạt được là những khó khăn, thử thách không nhỏ: kinh tế phát triển chưa bền vững, những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực GD&ĐT, KH-CN, VH-XH, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, TNXH, suy thoái đạo đức, lối sống... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi... 

 

Trước thực trạng trên, thấm nhuần những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc nhằm xây dựng và chỉnh đốn Đảng, mỗi CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau theo tinh thần NQT.Ư 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. Thông qua đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thiết thực đó, kịp thời biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để nhân rộng những điển hình tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp cái xấu... góp phần đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng ảng ta ngày càng TSVM. Đồng thời, thực hiện NQT.Ư 9 khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cần quán triệt sâu sắc, coi văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ XHCN, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với xây dựng con người, chú trọng giải quyết các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triểnVH -XH; giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng; giữa lợi ích của con người và lợi ích của môi trường; giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương lai, nhằm "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển".

 

 

 

                                                        Trích nguồn Tạp chí Cộng sản

 

 

 

 

Các tin khác

Đại diện lãnh đạo Đài PT&TH tỉnh trao giấy khen cho các tập thể xuất sắc.
Tiết mục đạt giải nhất của trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ.
Cùng với các hiện vật khác, lịch đoi được trưng bày và thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách.
Không có hình ảnh

Quyết định thành lập BQL Di tích tỉnh

(HBĐT) - Ngày 31/12/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2328/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Quản lý di tích tỉnh trực thuộc Sở VH -TT&DL.

16 năm liền giữ vững làng văn hóa

(HBĐT) - Năm 1998, xóm Ao Trạch là một trong những xóm đầu tiên của xã Dân Hòa nói riêng và huyện Kỳ Sơn nói chung vinh dự đón nhận làng văn hóa cấp tỉnh. Để 16 năm liên tục giữ vững danh hiệu làng văn hóa, những năm qua, cấp uỷ, chính quyền xóm Ao Trạch đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo dân cư trên địa bàn đẩy mạnh phát triển KT -XH, giữ gìn ANTT. Các tổ chức, đoàn thể tích cực vào cuộc, các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Sa Pa đông nghẹt người, xe

Khách sạn “cháy phòng”; quán ăn quá tải, thực khách phải chờ đợi mới được phục vụ; tận dụng mọi khoảng trống có thể để làm nơi đỗ xe - Sa Pa (Lào Cai) đông nghẹt người và xe trong kỳ nghỉ đầu năm mới 2015.

Biểu diễn nghệ thuật chào xuân 2015

(HBĐT) - Tối 31/12, tại tiền sảnh Nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, Trung tâm VH-TT thành phố tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật chào xuân 2015. Dự chương trình có đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình, các Sở: VH-TT&DL, GD&ĐT, 100 diễn viên, nghệ sỹ và đông đảo người dân thành phố.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Nhận định về hoạt động du lịch tỉnh nhà năm 2014, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL cho rằng: Du lịch Hòa Bình đã có bước chuyển mình đáng kể. Tỉnh đã triển khai, thực hiện được nhiều phần việc nhằm tạo đà, thúc đẩy công tác này ngày càng đạt chất lượng cao hơn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục