Hải đăng Hòn Dấu được ví như “mắt ngọc” của Tổ quốc.
(HBĐT) - “Đến Đồ Sơn mà không ra đảo Hòn Dấu là coi như các bạn chưa đến nơi này. ở đó còn có điểm được xem như mắt ngọc của Tổ quốc nữa đấy”. Lời giới thiệu đầy thuyết phục của những người bạn Hải Phòng khiến chúng tôi không thể không dành một khoảng thời gian dù là ít ỏi để được khám phá vẻ đẹp Hòn Dấu.
Thật bất ngờ bởi những ngày cuối thu lại đúng vào đợt không khí lạnh đầu tiên có cường độ khá mạnh tràn về mà Đồ Sơn vẫn đón không ít du khách và bến Nghiêng vẫn nhộn nhịp người xuống tàu ra thăm đảo.
Chỉ mất hơn 20 phút được đi giữa vi vu tiếng gió, rì rào sóng biển, đảo Hòn Dấu đã hiện ra trước mắt với màu xanh ngút ngàn của rừng cây giữa mênh mông biển cả, càng tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. “Điều đặc trưng ở nơi này là giữa biển có rừng, rừng đan xen vào biển và lại có giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, tâm linh. Chính vì vậy, đảo Hòn Dấu đã được Bộ VH - TT&DL công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia”. Bạn tôi bắt đầu vai trò của một hướng dẫn viên bằng lời mở đầu đầy tự hào về quê hương mình.
Diện tích đảo Hòn Dấu chỉ chừng 10 ha. Vậy mà hòn đảo xinh xắn này đã cho du khách được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc. Đầu tiên là sự tôn nghiêm, thành kính khi đến dâng hương, cầu nguyện tại đền thờ Nam Hải thần vương nằm sát bên bờ biển, dưới những tán đa cổ thụ khiến không gian càng thêm tĩnh lặng. Tương truyền, ngôi đền rất linh thiêng. Người xưa mỗi lần đi qua đều ghé vào thắp hương tế lễ. Hàng năm, từ 8 - 10/2 âm lịch lại diễn ra lễ hội đảo Dấu. Ngư dân khắp nơi kéo về cúng lễ, cầu xin Nam Hải thần vương phù hộ cho một năm đi biển thuận buồm, xuôi gió, đánh bắt được nhiều tôm, cá, sản vật.
Từ ngôi đền, chúng tôi men theo con đường thoai thoải, uốn lợn, rợp bóng cây mà những tưởng đang dần bước vào một cánh rừng nguyên sinh. Bạn tôi nói rằng, nơi đây được ghi nhận có nhiều cây di sản nhất. Có những cây si, cây đa cổ thụ vài trăm tuổi, mấy người ôm không hết. Rừng còn nguyên vẹn cả ba tầng thực vật. Cây tiếp cây, rừng nối rừng, hoang sơ mà trong lành tạo cảm giác thật dễ chịu, sảng khoái.
Không như những hòn đảo tôi đã từng được đến, ở Hòn Dấu, vừa được trải nghiệm vẻ đẹp tâm linh, được thả mình cùng thiên nhiên giữa bát ngát cây rừng. Rồi chỉ vài chục phút sau đó chúng tôi đã quên mình đang ở giữa biển khơi khi bắt gặp cuộc sống đầy sắc màu trên đất liền với những bồn hoa sặc sỡ, hàng cây ăn quả đủ loại và tòa nhà hai tầng đồ sộ, kiến trúc độc đáo với ngọn hải đăng cao vút. Đây cũng chính là tâm điểm của Hòn Dấu - “mắt ngọc” của Tổ quốc.
Sử sách có viết: Ngọn hải đăng với đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển. Hải đăng Hòn Dấu do kiến trúc sư người Pháp xây dựng từ năm 1892 - 1898. Đó là tòa nhà 2 tầng, nay được dùng làm bảo tàng. Chính giữa là tháp đèn như một pháo đài cổ vút lên giữa đảo. Bảo tàng vẫn còn lưu giữ những trái bom Mỹ trút xuống miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ngọn hải đăng này chiếu xa đến 40 km, ngày ngày dẫn dắt tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng. Trong chiến tranh, ngọn hải đăng Hòn Dấu là một trong những trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Ngày 27/ 4/1967, đèn bị đánh sập hoàn toàn. Công nhân trạm đèn đã khẩn trương dựng cột đèn bằng sắt cao 17m thay thế để đảm bảo khôi phục hoạt động của hải đăng, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Năm 1986, đèn được xây dựng lại trên nền móng cũ, đến năm 1995 được sửa chữa, khôi phục lại theo hình dáng ban đầu.
Giờ đây, hải đăng Hòn Dấu đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch Đồ Sơn. Vượt qua hơn 120 bậc cầu thang gỗ hình xoắn ốc lên đến ngọn hải đăng, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ huyền ảo của Đồ Sơn và một lần nữa được cảm nhận sự mênh mông, hùng vĩ để thêm yêu biển, đảo Tổ quốc.
Hành trình khám phá Hòn Dấu với nhiều điều bất ngờ, thú vị. Rời đảo trở về đất liền, chúng tôi thầm mong nét nguyên sơ mà thơ mộng của nơi này mãi được lưu giữ để Hòn Dấu luôn mang trong mình dấu ấn rất riêng.
Bình Giang
(HBĐT) - Ngày 5/11, xóm Cảng, xã Bình Cảng (Lạc Sơn) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2015). Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVTV, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, huyện Lạc Sơn; các ban, ngành huyện, xã Bình Cảng và đông đảo nhân dân xóm Cảng.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có gần 300 di tích, trong đó có 49 di tích khảo cổ, 15 di tích lịch sử cách mạng, 170 di tích lịch sử văn hoá, 64 di tích danh lam thắng cảnh, có 41 di tích được cấp bằng công nhận là di tích quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh. Ngoài Bảo tàng tỉnh còn có hai bảo tàng tư nhân không gian văn hoá Mường và di sản văn hoá Mường được thành lập lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật, cổ vật quý hiếm, giá trị về lịch sử, văn hoá... Theo thời gian, những giá trị về văn hoá, lịch sử được lưu truyền, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người làm văn hoá.
(HBĐT) - Tối ngày 3/11, Sở VH-TT&DL đã tổ chức khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2015. Đến dự có các đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 4/11, Khu dân cư xóm Phổn, xã Tân Pheo, Đà Bắc đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015). Đồng chí Hoàng Văn Đức UVTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các ban, ngành, đoàn thể huyện Đà Bắc và xã Tân Pheo đã dự và chúc mừng ngày hội.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Lương Sơn đã khơi dậy và phát huy được tinh thần đoàn kết ở cộng đồng dân cư, phát huy được sức mạnh nội lực, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 16,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 38 triệu đồng, tăng 20,9 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 1,65%, đến năm 2015 còn 4,75%, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, đời sống nhân dân được cải thiện.
(HBĐT) - Tối 1/11, KDC tổ 1, tổ 2, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình đã tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân và kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015). Đồng chí Quách Tùng Dương, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành Ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình, lãnh đạo MTTQ tỉnh, các ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố đã về dự và chúc mừng ngày hội.