Khu vực phi quân sự
Panmunjom - nơi từng diễn ra các cuộc hòa đàm giữa hai miền Triều Tiên
Hàn Quốc muốn xây dựng lòng tin
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk nói với tại cuộc họp báo ngày 17-7
rằng, các cuộc hội đàm quân sự có thể được tổ chức tại Tongilgak, tòa nhà của
Triều Tiên trong khu liên hợp Panmunjom ở khu vực phi quân sự giữa hai nước.
Nơi đây từng được sử dụng để tổ chức các cuộc hội đàm trước đó. Ông Suh đề nghị
các cuộc đàm phán quân sự được tổ chức vào ngày 21-7, đồng thời cho biết "Chúng
tôi mong đợi phản ứng tích cực từ phía Bắc”. Theo Yonhap, một quan chức cấp cao
Hàn Quốc nói rằng, các cuộc đàm phán nhằm ngăn chặn "tất cả các hoạt động thù
địch gây căng thẳng quân sự” tại biên giới giữa hai miền Triều Tiên.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyyon cũng kêu gọi khôi phục đường dây
nóng giữa hai miền Triều Tiên đã bị cắt năm 2016 sau cuộc thử nghiệm hạt nhân
của Triều Tiên. Phía Hàn Quốc tin các cuộc đàm phán với Triều Tiên có thể
bắt đầu bằng các biện pháp xây dựng lòng tin như kết thúc các chương trình
truyền thanh dọc theo biên giới. Ngoài các cuộc đàm phán quân sự, Hội chữ thập
đỏ và Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đề xuất các cuộc họp riêng biệt với Triều Tiên
nhằm thảo luận làm việc tổ chức thêm những cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán
trong Chiến tranh liên Triều.
Điều kiện từ Triều Tiên
Ngoài điều kiện yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ ngừng chính sách thù địch với Triều
Tiên, Bình Nhưỡng còn yêu cầu Hàn Quốc trao trả 12 nhân viên phục vụ sau khi họ
trốn khỏi một nhà hàng của Triều Tiên tại Trung Quốc. Phía Bình Nhưỡng cho là
12 người này bị phía Hàn Quốc bắt cóc trong khi phía Hàn Quốc cho rằng họ xin tị
nạn tại Hàn Quốc.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên còn cho rằng họ sẽ có biện pháp "đáp trả
thích ứng” nếu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua các biện pháp mới siết
chặt trừng phạt Triều Tiên, sau khi thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14.
Kể từ khi được bầu vào tháng 5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã lặp lại
nhiều lần mong muốn nối lại mối quan hệ kinh tế và chính trị với Triều Tiên.
Cách tiếp cận này được gọi là "chính sách Moonshine” vì giống với "chính sách
ánh dương” của cựu Tổng thống Hàn quốc Roh Moo-hyun.
Bình Nhưỡng cho đến nay đã bác bỏ những nỗ lực của ông Moon. Một bài báo trên
tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên đã mỉa mai bài diễn văn tại
Berlin của ông Moon là "ngụy biện”. Bài diễn văn đó ông Moon kêu gọi Triều Tiên
đối thoại với Hàn Quốc. Bài báo cho rằng đề xuất này "chỉ gây trở ngại hơn là
giúp cải thiện quan hệ hai miền Triều Tiên”, thực chất là "núp dưới danh nghĩa
hòa bình với ý đồ xóa sổ người hàng xóm của mình bằng cách dựa vào các lực
lượng nước ngoài”.
Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 ngay trước thềm
Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg đầu tháng 7, khi Tổng thống Hàn Quốc tới dự.
Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại
của Mỹ. Cho đến nay, Mỹ đã không loại trừ việc tấn công quân sự Triều Tiên nhằm
ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân.